Lí do gì khiến mẹ ăn nhiều mà vẫn ít sữa?

Thực tế hiện nay cho thấy rằng có rất nhiều bà mẹ cho con bú đang có những hiểu lầm về chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.

Bài viết này khám phá những cách mà chế độ ăn uống của bà mẹ đang cho con bú ảnh hưởng (hoặc không ảnh hưởng) đến sữa mẹ như thế nào.

 

Lí do gì khiến mẹ ăn nhiều mà vẫn ít sữa?

 

Các bà mẹ sau sinh có thể nghĩ rằng càng ăn nhiều thì càng nhanh chóng phục hồi cơ thể và “có sức khỏe” để chăm sóc con nhỏ cũng như sản xuất sữa được dồi dào nhất có thể. Tuy nhiên đây là một quan niệm rất sai lầm. Vì vậy, lí do mẹ ăn nhiều mà vãn ít sữa là do:

  • Mẹ sau sinh ăn uống sai cách: ăn quá nhiều một vào loại thực phẩm cụ thể, thiếu sự đa dạng, kiêng ăn quá mức.
  • Không uống đủ nước: nước cần được cung cấp và bổ sung đầy đủ khi cơ thể cần phục hồi cũng như sản xuất sữa. Hơn nữa, cho con bú khiến các bà mẹ cảm thấy khát hơn bình thường rất nhiều.
  • Không cho con bú đủ: cho con bú theo nhu cầu là cần thiết để cơ thể mẹ tạo ra nhiều sữa để đáp ứng đủ số lượng sữa mà con cần để đủ no và tăng cân tốt nhất.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: cơ thể yếu ớt sau quá trình sinh nở và cho con bú thường xuyên khiến những giấc ngủ và sự nghỉ ngơi cần thiết là điều kiện cần để có nhiều sữa hơn cho con bú.

Dưới đây là 10 điều bạn cần biết về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và việc cho con bú, cũng như việc mẹ ít sữa hay nhiều sữa sau khi sinh:

 

# 1: Mẹ ăn uống ít hay nhiều không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được sản xuất

 

Phần lớn, người mẹ đang cho con bú ăn hoặc uống bao nhiêu không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sữa của trẻ.

Yếu tố quyết định chính đến lượng sữa mẹ của bạn là mức độ thường xuyên làm trống tuyến sữa và mức độ tiết sữa của vú. Ngực của mẹ càng thường xuyên được thoát sữa tốt thì sữa mẹ càng tạo ra nhiều hơn.

Điều quan trọng cần lưu ý là uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn sữa và phản xạ xuống sữa của bạn.

 

# 2: Bạn cần nhiều calo hơn

 

Việc sản xuất sữa mẹ sử dụng thêm nhiều calo hơn so với những bà mẹ không cho con bú và những người bình thường. Vì vậy, khi cho con bú, bạn rất có thể sẽ cảm thấy đói hơn khi không cho con bú. Nếu ăn theo cơn đói, rất có thể bạn sẽ nhận được thêm lượng calo cần thiết.

 

# 3: Thành phần tổng thể của sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống

 

Tổng hàm lượng chất béo, đường lactose và protein trong sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của bạn.

Tuy nhiên, nồng độ của các chất dinh dưỡng đa lượng này sẽ có thể thay đổi nếu dinh dưỡng của bà mẹ bị quá ít hoặc thiếu sự đa dạng trong việc ăn uống các thực phẩm chứa các loại chất dinh dưỡng cần thiết.

 

# 4: Ăn nhiều cá tốt cho não bộ của trẻ

 

Tổng lượng chất béo mà bạn ăn vào không ảnh hưởng đến tổng lượng chất béo trong sữa mẹ. Tuy nhiên, các loại chất béo bạn ăn có một số ảnh hưởng đến các loại chất béo trong sữa mẹ. Vì vậy, nếu bạn muốn có nhiều axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (ví dụ như axit béo omega 3) trong sữa mẹ, hãy ăn nhiều cá hơn. Những loại axit béo này rất quan trọng cho sự phát triển của não và mắt.

 

# 5: Khoáng chất trong sữa mẹ hoàn toàn không liên quan đến chế độ ăn uống

 

Khoáng chất phần lớn không liên quan đến chế độ ăn của bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng đến nồng độ iốt trong sữa mẹ. Vì lí do này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung i-ốt.

 

# 6: Có thể cần bổ sung vitamin B12 hoặc D

 

Chế độ ăn uống của người mẹ có thể ảnh hưởng đến nồng độ vitamin trong sữa mẹ. Hai loại vitamin có thể cần bổ sung bao gồm:

  • Vitamin B12

Các bà mẹ ăn chay có thể bị thiếu vitamin B12. Điều này sẽ làm cho sữa mẹ của họ thiếu vitamin B12. Tuy nhiên hãy tham khảo trước với các bác sĩ để tăng mức độ ăn toàn và bổ sung B12 đúng cách.

  • Vitamin D

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên giúp giảm nguy cơ thiếu vitamin D. Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc an toàn cho trẻ em vẫn đang được nghiên cứu thêm.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đặc biệt có nguy cơ thiếu vitamin D là: những người da ngăm đen, mẹ nào thiếu vitamin D, hấp thụ được quá ít ánh sáng mặt trời (ví dụ được sinh vào mùa đông). Cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của hai mẹ con và cách bổ sung vitamin D đúng cách.

 

# 7: Một tỉ lệ nhỏ trẻ phản ứng với thức ăn trong chế độ ăn uống của mẹ

 

Nhìn chung, không có loại thực phẩm nào mà các bà mẹ đang cho con bú cần phải kiêng quá mức. Tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có dấu hiệu nhạy cảm với thức ăn bằng cách phản ứng với thứ gì đó trong chế độ ăn của mẹ thông qua sữa mẹ.

Trong hầu hết các trường hợp, em bé bị nhạy cảm với thức ăn thường không có bất kì dấu hiệu đáng kể nào khi được bú sữa mẹ hoàn toàn, mà bắt đầu có những dấu hiệu đáng kể hơn khi em bắt đầu ăn dặm.

Nếu con bạn bị nhạy cảm với thực phẩm được chẩn đoán về mặt y tế (đặc biệt nếu nghiêm trọng), bằng cách tránh các thực phẩm gây bệnh trong chế độ ăn uống, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ.

 

# 8: Chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng đến vi khuẩn có trong ruột của bạn và sữa mẹ

 

Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện về tầm quan trọng của các loại vi khuẩn trong đường ruột và sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Em bé không chỉ nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Chúng cũng nhận được prebiotics và probiotics, cùng với một loạt các yếu tố bảo vệ miễn dịch quan trọng khác.

Nếu bạn có nhiều vi khuẩn có lợi hơn trong đường ruột của mình, điều này có nghĩa là bạn sẽ truyền nhiều vi khuẩn có lợi hơn (men vi sinh) cho con qua sữa mẹ.

 

# 9: Đừng so sánh chất lượng sữa mẹ ở các bà mẹ có chế độ ăn uống khác nhau

 

Sữa mẹ thay đổi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 đến ngày thứ 30 sau khi sinh. Nó thậm chí thay đổi từ đầu đến cuối cữ bú của bé. Sữa mẹ tạo ra bởi người mẹ sinh non và sinh con đủ tháng cũng khác nhau.

Nói cách khác, sữa mẹ thay đổi để đáp ứng nhu cầu thay đổi của con. Tùy thuộc vào việc mẹ sinh con gái hay trai cũng có thể làm thay đổi thành phần sữa mẹ!

 

Sữa mẹ của các bà mẹ khác nhau có phần khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng bé.

Vì vậy, trong khi sữa mẹ của người mẹ ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn hàng ngày có thể khác với sữa mẹ của người mẹ ăn thức ăn nhanh cho mỗi bữa ăn hàng ngày.

 

# 10: Sữa mẹ quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

Bạn không cần chế độ ăn kiêng hoàn hảo để tạo ra sữa mẹ chất lượng. Nhưng ăn uống đầy đủ sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn nhiều, và đó là điều quan trọng!

Tóm lại, lí do mà mẹ ăn nhiều mà vẫn ít sữa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Chế độ dinh dưỡng của mẹ có liên quan và không liên quan đến các yếu tố đã được liệt kê trên đây là những gì một bà mẹ cho con bú cần nắm được.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Cách duy trì sữa mẹ cho các bà mẹ đang ít sữa, thiếu sữa sau sinh

Bà đẻ uống sữa gì cho lợi sữa mẹ?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

All search results