Đang cho con bú có kinh nguyệt không? Có ảnh hưởng gì tới sữa mẹ không?

Khi nào mẹ sẽ có kinh trở lại và kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc cho con bú và thai nhi? Dưới đây là những điều bạn cần biết về việc cho con bú và chu kì kinh nguyệt.

 

1. Sản dịch sau khi sinh con

 

Sản dịch mà bạn sẽ có ngay sau khi em bé được sinh ra có vẻ giống như một kì kinh, nhưng thực tế không phải như vậy. Nó là hỗn hợp của máu, chất nhầy và mô từ niêm mạc tử cung của bạn.  Sản dịch bắt đầu chảy máu đỏ tươi. Nó có thể rất nặng và có thể chứa các cục máu đông.

Sau một vài ngày, nó sẽ bắt đầu chậm lại và chuyển sang màu hồng hoặc màu nhạt hơn. Sau nhiều ngày, nó sẽ trở thành màu nâu và cuối cùng là màu vàng hoặc trắng.

 

2. Chu kì kinh nguyệt đầu tiên sau khi em bé chào đời

 

Bạn có thể có chu kì kinh đầu tiên sớm nhất là 6 tuần sau khi sinh con. Nếu bạn không cho con bú, bạn thường có thể xuất hiện kinh nguyệt trở lại trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, mọi người đều khác nhau, vì vậy khung thời gian thay đổi từ người phụ nữ này sang người phụ nữ khác.

Cho con bú có thể kéo dài thời gian kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn cho con bú, bạn vẫn có thể có kinh trở lại ngay lập tức. Bạn có nhiều khả năng có kinh trở lại sớm hơn nếu:

  • Chọn không cho con bú
  • Cho con bú sữa mẹ, nhưng không hoàn toàn
  • Sử dụng kết hợp thêm với sữa công thức cho bé ăn
  • Em bé bắt đầu ngủ suốt đêm
  • Bắt đầu cho trẻ ăn dặm
  • Bắt đầu cai sữa cho trẻ

 

3. Kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến việc cho con bú?

 

Khi kinh nguyệt trở lại không có nghĩa là bạn phải cai sữa cho con. Cho con bú trong khi bạn có kinh là hoàn toàn an toàn. Nó hoàn toàn không có hại cho bạn hoặc em bé.

Sữa mẹ vẫn chất lượng và bổ dưỡng cho con. Tuy nhiên, sự thay đổi hormone trong những ngày trước kì kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và cách cho con bú của bạn trong một vài ngày.

Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong việc cho con bú khi kinh nguyệt trở lại. Và, ngay cả khi có một số thay đổi, bé có thể không bận tâm và tiếp tục bú mẹ như bình thường.

Cũng có thể kì kinh trở lại khiến núm vú bị căng, giảm nguồn sữa mẹ và làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng thành phần của sữa mẹ thay đổi xung quanh thời kì rụng trứng (giữa chu kỳ). Nồng độ natri và clorua trong sữa tăng lên trong khi lactose (đường sữa) và kali giảm xuống. Vì vậy, sữa mẹ trở nên mặn hơn và ít ngọt hơn trong thời gian này.

Ngoài ra trong khoảng thời gian rụng trứng và ngay trước khi bắt đầu kỳ kinh, nồng độ estrogen và progesterone thay đổi có thể ảnh hưởng đến vú và sữa mẹ. Khi mức độ estrogen và progesterone tăng lên, nó có thể làm cho ngực của bạn to và mềm.

Mức độ estrogen cao hơn cũng có thể cản trở việc sản xuất sữa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nồng độ canxi trong máu giảm sau khi rụng trứng. Mức độ canxi thấp hơn cũng có thể góp phần làm đau núm vú và giảm nguồn sữa.

Không có gì lạ khi bạn bị đau núm vú khi đến kì kinh nguyệt. Vì vậy, trong một vài ngày trước khi kì kinh bắt đầu, bạn có thể hơi khó chịu khi cho con bú. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn đối phó với tình trạng núm vú bị đau:

  • Cố gắng không để cơn đau ngăn cản bạn cho con bú.
  • Tiếp tục để bé bú mẹ thường xuyên, để bạn có thể duy trì nguồn sữa và ngăn chặn vấn đề khác có thể xảy ra như: căng vú, tắc tia sữa và viêm vú.
  • Hút sữa nếu quá đau. Việc hút sữa sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa trong khi chờ cơn đau qua đi. Nó cũng giúp bạn duy trì ổn định nguồn sữa.

 

4. Cách tăng nguồn cung sữa mẹ trong kì kinh nguyệt

 

Việc giảm nguồn sữa liên quan đến kì kinh thường là tạm thời. Bạn có thể nhận thấy sự sụt giảm trong vài ngày trước khi đến kì kinh nguyệt. Sau đó, khi bạn có kinh, nguồn cung cấp sữa mẹ sẽ bắt đầu tăng trở lại khi các hormone cân bằng. Để chống lại nguồn sữa mẹ ít trong kì kinh nguyệt, bạn có thể:

  • Sử dụng một số loại trà lợi sữa hay sản phẩm lợi sữa để giúp đẩy mạnh sản xuất sữa.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng với thực phẩm giàu chất sắt (thịt đỏ, rau xanh) và siêu thực phẩm tạo sữa (bột yến mạch, hạnh nhân, thì là,…).
  • Uống nhiều nước.
  • Hãy thử kết hợp bổ sung canxi và magiê như uống 1000mg canxi với 500mg magiê trước và trong kì kinh nguyệt.
  • Nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia tư vấn sữa mẹ để biết thêm thông tin và lời khuyên hữu ích.
  • Hãy để ý các dấu hiệu trẻ bú đủ sữa mẹ.

 

 

5. Đang cho con bú có kinh nguyệt có ảnh hưởng gì đến em bé không?

 

Kinh nguyệt trở lại có thể không ảnh hưởng gì đến em bé cũng như nguồn sữa của bạn. Một số trẻ tiếp tục bú mẹ tốt và không có vấn đề gì. Mặt khác, một số trẻ sẽ không thích mùi vị của sữa mẹ hoặc giảm bú mẹ có thể xảy ra khi bạn có kinh trở lại. Em bé có thể:

  • Trở nên kén chọn
  • Cho con bú nhiều hơn do nguồn sữa ít hơn
  • Cho con bú ít hơn vì sữa mẹ ít hơn và sữa có vị khác
  • Trẻ từ chối bú mẹ

Những thay đổi này trong hành vi của bé chỉ nên kéo dài vài ngày. Sau đó, con bạn nên ổn định trở lại thói quen bú mẹ thường xuyên. Nếu bạn không thấy bất kì cải thiện nào trong một vài ngày, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.  

 

6. Những lí do không có kinh nguyệt khi đang cho con bú

 

Việc cho con bú có thể ngăn chu kì kinh nguyệt trở lại trong nhiều tháng, một năm hoặc thậm chí lâu hơn. Nó phụ thuộc vào cơ thể của bạn và tần suất và thời gian bạn quyết định cho con bú. Kinh nguyệt có thể lâu xuất hiện hơn nếu bạn:

  • Cho con bú hoàn toàn
  • Cho con bú cả ngày và đêm
  • Tránh cho trẻ bú bình hoặc ngậm núm ti giả
  • Không bổ sung sữa công thức hoặc nước
  • Không cho trẻ ăn dặm cho đến khi con được 6 tháng tuổi

Một khi bạn cho con bú ít thường xuyên hơn, chẳng hạn như khi con bạn ngủ qua đêm hoặc bạn bắt đầu cai sữa, thì kinh nguyệt có nhiều khả năng bắt đầu quay trở lại. Việc hút hoặc vắt sữa bằng tay không có tác dụng tương tự như việc cho con bú sữa mẹ. Nếu bạn chọn cách hút sữa và cho trẻ bú bình, nó sẽ không làm bạn bị mất kinh hay có kinh muộn trở lại.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tình trạng trẻ sơ sinh bú ít là như thế nào? Cách để trẻ bú đúng và đủ!

Cách làm để có sữa cho con bú sau khi sinh

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

All search results