Tình trạng trẻ sơ sinh bú ít là như thế nào? Cách để trẻ bú đúng và đủ!

Quyết định cho con bú là một quyết định tuyệt vời cho cả mẹ và con. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và giúp ngăn ngừa bệnh tật, không những thế mà người mẹ cũng nhận được những lợi ích nhất định.

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lo lắng rằng trẻ sơ sinh của họ bú ít hay bú không nhiều và không biết cho con bú như thế nào là đúng và đủ. Trong bài viết này, loisuamommy sẽ trả lời thắc mắc và chia sẻ tới bạn những câu hỏi xung quanh vấn đề này!

Tình trạng trẻ sơ sinh bú ít là như thế nào? 

Nếu trẻ sơ sinh bú ít mà vẫn tăng cân và phát triển một cách đều đặn và bình thường thì điều này cũng không có gì đáng lo ngại, trừ khi bé gặp vấn đề khó tăng cân, mất nước hoặc tình trạng sức khỏe nào khác thì cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Có một số trẻ bú chừng 1-2 phút rồi nghỉ và bú tiếp, nhưng cũng có trẻ bú một hơi trong 2 phút và no trong nhiều giờ. Điều này còn tùy thuộc vào lượng sữa của mẹ, dạ dày của em bé,…

Cách để cho trẻ sơ sinh bú đúng và đủ là như thế nào? 

  • Tần suất trẻ sơ sinh bú mẹ: 

Vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên hầu hết trẻ bú sữa mẹ thường ăn nhiều hơn trẻ bú sữa công thức, thường từ 8 đến 12 lần một ngày. Thường có nhu cầu bú mẹ cứ sau một giờ rưỡi đến hai giờ, thường là suốt ngày đêm trong vài tuần đầu tiên. Trẻ sơ sinh có bụng rất nhỏ, vì vậy bạn nên nhớ rằng chúng sẽ đói trong vòng 2 giờ hoặc ít hơn. Nếu có thể, đừng đợi đến khi trẻ khóc mới bắt đầu cho bú.

Nếu con bạn không thức dậy để bú, đừng đợi quá 4 giờ mà không bú mẹ. Cần cho trẻ bú đều đặn cả ban ngày lẫn ban đêm để trẻ phát triển tốt và ổn định lượng sữa mẹ sản xuất được.

 Các dấu hiệu cần nhận biết trẻ có nhu cầu bú mẹ bao gồm: rúc vào vú khi được bế, há miệng như muốn ngậm lấy vú, chuyển động mút hoặc đưa bàn tay nắm chặt vào miệng,….

Sau khi trẻ có được thói quen bú mẹ một cách thành thạo sau một thời gian, các lần bú mẹ có thể giảm xuống. Nhưng số lần bú có thể tăng trở lại khi con trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt bậc hoặc khi trẻ chỉ đơn giản là muốn có thêm sữa.

  • Nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ 1 bên hay cả 2 bên vú là tốt nhất?

Mỗi lần cho con bú bao gồm hai loại sữa: sữa đầu, giúp làm dịu cơn khát của bé đồng thời cung cấp đường, protein, khoáng chất và chất lỏng; sữa cuối, loại sữa có thành phần nhiều chất béo, sánh mịn và bổ dưỡng nhất, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Điều quan trọng là bạn cần tiếp tục cho con bú cho đến khi hết sữa ở 1 bên vú trước, sau đó chuyển sang vú còn lại cho lần bú tiếp theo. Nếu em bé chỉ bú một bên vú cho mỗi lần bú, chắc chắn rằng con đang bú được cả phần sữa cuối, con có thể sẽ ít đầy hơi hơn và do đó ít cáu kỉnh hơn.

Nếu sau khi bú xong một bên vú và được vỗ ợ hơi, con vẫn đói, chuyên gia tư vấn sữa mẹ khuyên bạn tiếp tục cho con bú ở bên vú còn lại để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn của trẻ.

  • Một lần cho bú nên kéo dài bao lâu?

Cho phép trẻ bú bao lâu tùy thích (ít nhất là 15 phút) ở vú đầu tiên để trẻ bú hết vú mẹ và nhận được sữa sau. Khi bé bú đủ, bé sẽ nhả vú ra và có vẻ hài lòng. Thử cho bé vỗ ợ hơi hoặc thay tã và sau đó cho bé bú vú thứ hai. Nếu trẻ vẫn đói, trẻ sẽ tiếp tục bú.

  • Làm cách nào để bắt đầu?

Trong vài tuần đầu tiên khi bú mẹ, con cần bú thường xuyên để tạo nguồn sản xuất sữa ổn định. Chìa khóa để cho con bú thành công là cách bạn bế và vào khớp ngậm bú đúng cho con.

Bạn nên bế trẻ gần sát với cơ thể mẹ để không có khoảng trống giữa cơ thể bạn và trẻ. Em bé cần phải quay mặt về phía vú mẹ, không ấn vào phía sau đầu của trẻ để đưa chúng vào vú.

Để ngậm đúng, bé cần há miệng đủ rộng để ngậm cả núm vú và một ít quầng vú vào miệng. Khóe miệng của trẻ phải ở một góc rộng và cả môi trên và môi dưới của trẻ phải ở bên ngoài miệng.

Dùng tay đỡ vú trong khi cho con bú. Đảm bảo rằng các ngón tay lùi về phía sau quầng vú và không ấn vào bên trong vú. Tư thế này sẽ giúp bé bú được nhiều sữa nhất và bạn sẽ ít bị đau núm vú hơn.

  • Dấu hiệu của một khớp ngậm bú kém:

Núm vú bị đau trong suốt quá trình cho con bú, hoặc bị nứt hoặc chảy máu. Núm vú bị nhăn hoặc biến dạnh khi trẻ rời khỏi vú. Khi trẻ bú, bạn nghe thấy tiếng lách cách hoặc âm thanh chói tai. Con bú liên tục và bú mẹ lắt nhắt. Má em bé hóp lại sau mỗi lần mút bú. Bé luôn đói sau khi bú và em bé có ít hơn 6-8 tã ướt mỗi ngày.

  • Mẹ có đủ sữa cho bé bú hay không?

Đây có lẽ là mối quan tâm lớn nhất của tất cả các bà mẹ mới cho con bú. Sau những ngày đầu tiên của cuộc đời, nhiều trẻ sơ sinh dường như bú mẹ thường xuyên hơn và có thể hơi quấy khóc. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con họ không được bú đủ sữa. Đây là giai đoạn cho con bú bình thường.

Nhu cầu của trẻ sơ sinh làm tăng nguồn cung cấp sữa của người mẹ. Khi các bà mẹ lo lắng về nguồn sữa của mình, đôi khi họ cho trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, cho trẻ ăn thêm sữa ngoài sẽ gây ra vấn đề theo 2 cách: chúng làm bé no, vì vậy bé sẽ không bú mẹ thường xuyên; khi bạn cho con bú ít hơn, bạn sẽ không tạo được nhiều sữa.

Việc cho trẻ bú bình cũng gây ra các vấn đề về bú mẹ. Núm vú bình sữa có hình dạng khác nhiều so với núm vú mẹ và sữa chảy nhanh hơn từ bình sữa. Trẻ sơ sinh có thể trở nên bối rối khi bú bình hoặc núm ti giả trong những tuần đầu khi chúng mới học cách bú mẹ. Mặc dù bạn không thể nhìn thấy lượng sữa mẹ đi vào cơ thể con, nhưng vẫn có những cách khác để biết liệu chúng có bú đủ hay không.

  • Em bé sẽ nhận đủ nếu:

Bú ít nhất 8 lần trong khoảng thời gian 24 giờ;

Trẻ bú từ 10 phút trở lên theo kiểu bú / nuốt / tạm dừng / bú nhịp nhàng;

Hài lòng và không biểu hiển thêm các dấu hiệu muốn được ăn tiếp (phản xạ tìm vú, mút ngón tay,…) sau khi cho bú;

Có 1-2 tã ướt vào ngày đầu tiên của cuộc đời, 3 tã vào ngày thứ 2-3 và nhiều hơn vào ngày thứ 4-5. Đến ngày thứ 6, em bé nên có ít nhất 6-8 tã ướt mỗi ngày.

Phân mềm, màu vàng, có hạt vào ngày thứ 5.

Nếu con không đi ngoài được chút phân nào, hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.

Đang tăng cân, em bé nên được cân trong tuần đầu tiên sau sinh. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ngừng giảm cân vào khoảng ngày thứ 4-5 khi bạn có sữa. Chúng thường trở lại cân nặng lúc mới sinh khi được 2 tuần tuổi. Tăng cân bình thường sau tuần thứ 2 là khoảng 30 gam mỗi ngày.

Khi sữa về, ngực mẹ sẽ mềm hơn sau khi cho con bú. Điều này cho bạn biết rằng con bạn đang bú đủ sữa. Cho trẻ ăn bổ sung sau khi bú để “xem trẻ còn đói hay không” không phải là cách đáng tin cậy để biết trẻ đã ăn đủ chưa.

Nếu như bạn lo lắng về việc trẻ sơ sinh bú ít, có thể dựa vào những kiến thức và thông tin được cung cấp trên đây để nhận biết các dấu hiệu trẻ đang bú mẹ và phát triêrn một cách bình thường. Hoặc có những điều chỉnh để từ đó giúp trẻ bú mẹ hiệu quả và tăng cân tốt hơn cũng như ổn định lượng sữa cho mẹ.


Có thể bạn quan tâm: 

Cách để chỉnh/ sửa một khớp ngậm bú nông hiệu quả?

5 Bước để có một khớp ngậm bú đúng cho trẻ sơ sinh 

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results