Bà mẹ đang cho con bú có bầu có bị mất sữa không?

Chuyên gia đáp: Hầu hết các bà mẹ đang cho con bú khi mang thai không bị mất sữa, tuy nhiên, đều nhận thấy nguồn sữa giảm vào giữa thai kì, nhưng đôi khi ngay từ tháng đầu tiên. Trong thời kì mang thai, sữa trưởng thành cũng chuyển dần sang sữa non khi sinh. Nguồn sữa mẹ có thể tăng vào cuối thai kì khi quá trình sản xuất sữa non bắt đầu.

 

Nguồn sữa mẹ khi mang thai

 

Tại sao sản xuất sữa mẹ thường giảm khi mang thai? Mức progesterone tăng dần trong thai kì. Khi sinh (loại bỏ nhau thai) nồng độ progesterone giảm đột ngột, cho phép prolactin tiếp nhận. Prolactin tạo tiền đề cho việc sản xuất sữa dồi dào trở lại.

Việc sản xuất sữa mẹ phụ thuộc vào việc làm trống tuyến sữa, nhưng việc điều tiết cung và cầu của nguồn sữa thường không được duy trì khi đối mặt với những thay đổi nội tiết tố của thai kỳ. Việc giảm sản xuất sữa thường xảy ra mặc dù tần suất cho con bú vẫn được duy trì hoặc tăng lên, tuy nhiên, một số ít các bà mẹ mang thai không bị giảm nguồn sữa. Khi nguồn sữa của bạn bắt đầu giảm, trẻ có thể đáp ứng bằng cách tăng hoặc giảm tần suất bú.

 

Những thay đổi thành phần trong sữa mẹ khi bạn mang thai

 

Một nghiên cứu đã so sánh những thay đổi trong sữa của hai bà mẹ đang cho con bú trong hai tháng đầu của thai kì với những thay đổi hàng ngày trong sữa của hai phụ nữ đang dần cai sữa. Sự thay đổi thành phần và khối lượng sữa trong thời kì mang thai tương tự như khi cai sữa dần dần, nhưng những thay đổi trong thời kì mang thai xảy ra mặc dù vẫn tiếp tục hoặc tăng cường cho con bú, thay vì phản ứng với việc giảm tần suất bú.

Sữa mẹ trong quá trình thai kì

Sữa mẹ khi cai sữa dần dần

Tăng natri, protein

Tăng natri, protein

Giảm glucose, lactose, kali

Giảm glucose, lactose, kali

Những thay đổi không liên quan đến tần suất trẻ bú mẹ

Những thay đổi có tương quan chặt chẽ với việc giảm tần suất bú mẹ

 

Những thay đổi đi kèm với việc giảm nguồn sữa sẽ ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ trong thời kì mang thai. Khi sữa gần như hoàn toàn là sữa non, mùi vị có thể thay đổi trở lại. Một số trẻ không thích sự thay đổi mùi vị (đặc biệt khi kết hợp với việc giảm lượng sữa mẹ đồng thời) và kết quả là có thể tự cai sữa.

 

Bà mẹ đang cho con bú mang thai có sản xuất sữa non hay không?

 

CÓ. Sự thay đổi giữa sữa trưởng thành và sản xuất sữa non bắt đầu trung bình từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kì, nhưng một số bà mẹ bắt đầu sản xuất sữa non sớm hơn một chút. Nhiều bà mẹ cho con bú khi mang thai đã lưu ý rằng sữa của họ chủ yếu là sữa non trong tháng cuối cùng trước khi em bé chào đời. Bạn sẽ tiếp tục sản xuất sữa non trong suốt giai đoạn cuối của thai kì.

 

Sữa non và sự thay đổi tính chất phân ở trẻ lớn hơn

 

Nếu em bé lớn hơn đang nhận được một lượng sữa non tốt (trước hoặc sau khi sinh), tác dụng nhuận tràng tự nhiên của sữa non có thể khiến trẻ đi phân lỏng hơn và thường xuyên hơn. Phân sẽ trở lại bình thường khi sữa non được thay thế hoàn toàn bằng sữa trưởng thành.

 

Thay đổi của sữa mẹ sau khi sinh

 

Khi sinh, sự sụt giảm đột ngột nồng độ progesterone và estrogen (và dẫn đến tăng nồng độ prolactin) xảy ra trong quá trình nhau thai đã được tách ra khỏi người mẹ khiến việc sản xuất sữa non tăng nhanh và báo hiệu sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành đang “về”. Khi thai nhi được sinh ra, số lượng thời gian sản xuất sữa non của người mẹ bị giới hạn, vì sữa trưởng thành sẽ bắt đầu có trong vòng vài ngày (3 đến 5 ngày sau sinh).

 

Liệu mẹ có đủ sữa cho hai đứa cùng bú hay không?

 

Cả nghiên cứu và bằng chứng thực tế đều cho thấy rằng một người mẹ cho con bú từ hai đứa con trở lên (cho dù là anh chị em nuôi con, song sinh hay nhiều hơn) thì người mẹ đều có khả năng tạo ra một lượng lớn sữa.

Trong một nghiên cứu, một bà mẹ cho con bú song song đã tạo ra một lượng sữa gấp đôi trong suốt 7 tháng mà đứa con lớn của cô ấy đã bú cùng với đứa trẻ sơ sinh. Như với bất kì mối quan hệ cho con bú nào, các yếu tố như phẫu thuật thu nhỏ vú hoặc nhận con nuôi đều có thể ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra, nhưng mối quan tâm duy nhất về nguồn cung mà các bà mẹ cho con bú song song thường cho thấy là cung vượt cầu, thay vì việc không đủ sữa cho cả trẻ lớn và trẻ sơ sinh cùng bú mẹ.

 

Bà mẹ đang cho con bú có bầu có an toàn không?

 

Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng thường không có lí do gì mà người mẹ không nên cho con bú khi đang mang thai. Mặc dù việc cho con bú có thể giúp quá trình chuyển dạ chậm tiến triển, nhưng lượng oxytocin được tiết ra bình thường thường không đủ để khiến cổ tử cung mở ra trước khi sẵn sàng. Oxytocin cũng được giải phóng khi quan hệ vợ chồng, thường được coi là an toàn khi mang thai. Nếu bạn đang cho con bú và có bầu, tuy nhiên, bạn được bác sĩ chẩn đoán là có nguy cơ sẩy thai/ sinh sớm, bạn có thể được khuyên ngừng cho con bú.

Chúc bạn có những thông tin hữu ích và có những quyết định đúng đắn nhất trong quá trình cho con bú và mang thai.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

 7 Cách làm sữa mẹ đặc hơn và thơm mát hơn mẹ không nên bỏ qua!

 Gợi ý các loại thực phẩm giúp mát sữa mẹ, bé tăng cân tốt

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results