Bú mẹ có thông minh hơn bú bình, bú sữa công thức?

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự gia tăng lên đến 7,5 điểm IQ ở trẻ em tiểu học được bú sữa mẹ, cũng như sự gia tăng về khả năng giao tiếp, sự tự tin và chỉ số IQ toàn diện ở người lớn so với trẻ bú bình.

Vậy, tại sao bé bú mẹ lại thông minh hơn bú bình? Và lợi ích của sữa mẹ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

1. Bú mẹ và bú bình (sữa công thức)

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra trong sữa mẹ có chất gì đặc biệt giúp bé tăng khả năng nhận thức.

Tuy nhiên, theo lý thuyết, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì hệ thần kinh phát triển tốt vì trong sữa mẹ chứa nhiều lipid, năng lượng do lipid cung cấp chiếm 50% tổng năng lượng của sữa. Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc myelin hóa tổ chức thần kinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, sự tiếp xúc giữa mẹ và bé giúp tăng sự liên kết tinh thần giữa mẹ và bé, giúp hệ thần kinh, nhận thức của bé phát triển hơn, tăng khả năng học tập của bé trong tương lai.

Nghiên cứu ở Anh năm 2011 được thực hiện trên 10000 trẻ chứng tỏ rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ vượt trội hơn bạn cùng lứa sử dụng sữa công thức trong việc học tập thời gian đầu mà lợi ích này còn kéo dài trong ít nhất là hết tuổi học đường. Nghiên cứu này được thực hiện ở các độ tuổi 1, 7, 14 ở các trẻ cho thấy trẻ được bú mẹ sẽ có điểm số cao hơn từ 3-7 điểm.

Các bé bú mẹ thậm chí chỉ một vài tuần sau sinh cũng có ảnh hưởng rất tốt đến IQ của trẻ trong tương lai, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tinh thần của bé.

Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, miễn dịch mà cũng hỗ trợ bé rất nhiều trong việc phát triển tâm lý và trí não. Vậy nên mẹ hãy cố gắng cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt. Ít nhất là 12 tháng sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.

2. Lợi ích đối với bé khi bú mẹ

Sữa mẹ không chỉ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển mà nó còn thay đổi phù hợp với nhu cầu, khẩu vị của bé theo những năm tháng bé phát triển. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển thể chất, đồng thời bổ sung lượng lớn kháng thể phù hợp với bé để giúp bé phát triển hệ miễn dịch hoàn thiện.

  • Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho bé trong vòng 6 tháng đầu đời sau sinh và là thức ăn lành mạnh nhất cho  trẻ đến 18 tháng tuổi, giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển tốt để có thể tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm khác.
  • Sữa mẹ cung cấp cho bé nguồn miễn dịch mà không sữa công thức nào có thể thay thế, giúp bé phòng vệ nhiều bệnh thường gặp, nhất là ở thời điểm bé hay mắc bệnh nhất: nhiễm trùng hệ tiêu hóa, nhiễm trùng tai và đường hô hấp, chàm sữa và dị ứng… và nhiều bệnh khác.
  • Sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa cho con các bệnh chuyển hóa tim mạch như béo phì, cao huyết áp, lipid máu cao và bệnh tiểu đường loại 2.
  • Sữa mẹ chứa rất nhiều axit béo không no như DHA, ARA, là thành phần chính xây dựng não bộ và mắt của bé.
  • bé mẹ bú bình

3. Lợi ích đối với mẹ khi bé bú mẹ

Không chỉ giúp bé trong quá trình phát triển mà khi bé bú mẹ, quá trình này còn giúp kết nối tình cảm mẹ và bé, hỗ trợ mẹ trong quá trình giảm cân, lấy lại vóc dáng và phòng ngừa một sốt bệnh thường gặp sau sinh.

  • Tắc sữa: Việc cho bé bú sớm và bú thường xuyên giúp mẹ giảm được các tình trạng tắc sữa, viêm tuyến sữa. Việc để sữa tồn đọng lâu ở trong ngực mẹ, nhất là những ngày đầu khi sữa bắt đầu về nhiều, dễ khiến mẹ mắc phải các tình trạng tắc sữa, viêm tuyến sữa. Bé bú mẹ chính là giải pháp tốt nhất để rút sữa ra khỏi ngực mẹ, phòng tránh tắc sữa và các bệnh khác về tuyến sữa cho mẹ.
  • Nhanh phục hồi vóc dáng: Việc bồi bổ quá nhiều trong quá trình mang thai khiến vóc dáng mẹ nặng nề. Việc cho con bú khiến cơ thể mẹ nhanh chóng sử dụng lượng dinh dưỡng đã tích lũy vào việc sản xuất sữa cho bé và phục hồi cơ thể mẹ giúp mẹ nhanh chóng giảm cân và lấy lại vóc dáng.
  • Phục hồi sức khỏe: Khi bé bú, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra hormon oxytocin gây co bóp các tế bào quanh ống dẫn sữa để dẫn sữa ra ngoài cho bé bú. Đồng thời, hormon này cũng tác động lên cơ trơn tử cung, co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Tác động này giúp mẹ nhanh hồi phục hơn sau sinh, chấm dứt hiện tượng sản dịch sau sinh.

bé mẹ bú bình

  • Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ bị các bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh, cũng như các bệnh loãng xương, tiểu đường tuýp 2.

4. Những yếu tố tác động lên sự phát triển trí não của bé

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của bé. Các yếu tố này bắt đầu xuất phát kể từ khi mẹ chưa mang thai:

  • Các loại thuốc mẹ dùng, chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai…
  • Dinh dưỡng và thuốc trong khi mang thai, các hoạt động của mẹ trong quá trình mang thai…
  • Thai giáo trong quá trình mang thai cũng đóng vai trò quan trọng.
  • Mẹ có bổ sung đầy đủ các loại vitamin, các dưỡng chất để hình thành trí não và hệ thần kinh cho bé trong quá trình mang thai..

bé mẹ bú bình

  • Mẹ có sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai?
  • Quá trình sinh đẻ của mẹ ảnh hưởng đến trí não của bé: nếu bé bị kẹt quá lâu, có thể gây nên tình trạng trẻ bị giảm khả năng tư duy do thiếu oxy lên não thời gian dài.
  • Quá trình sinh hoạt sau khi sinh của bé cũng rất quan trọng. Được bú mẹ đầy đủ, sống trong một môi trường hạnh phúc là tiền đề để hệ thần kinh của bé được phát triển tốt
  • Tham gia nhiều hoạt động tương tác với bố mẹ, vui chơi cùng bạn bè sẽ giúp trí não bé phát triển tốt hơn.
  • Môi trường xung quanh, tính cách của bố mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến tính cách, tâm lý của bé trong tương lai.

-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

 

All search results