Cách giải khát cho trẻ sơ sinh trong mùa hè

Có nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi uống nước để giải khát hay không là vấn đề được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Thông thường người lớn sẽ uống nước để làm mát cơ thể và bổ sung lượng nước thiếu hụt, thất thoát ra ngoài do trời nóng. Tuy nhiên, phương án này là không phù hợp với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Tại sao lại như vậy? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

1. Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước để giải nhiệt trong mùa nắng nóng?

Câu trả lời là không. Trời nắng nóng mẹ không nên cho trẻ uống nước để giải nhiệt mà nên có các biện pháp khác phù hợp hơn. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng trong 6 tháng đầu tiên chỉ nên cho bé uống sữa mẹ vừa cung cấp dinh dưỡng vừa bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bé sinh hoạt và phát triển. Theo đó, lượng sữa chứa hơn 4/5 khối lượng là nước hoàn toàn đáp ứng cho các nhu cầu của bé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên, tự thay đổi phù hợp với nhu cầu của bé, vậy nên mẹ hầu như không cần bổ sung thêm bất kì thức ăn hay đồ uống gì khác cho bé. Tuy nhiên, sữa công thức thì khác. Sữa công thức có tỉ lệ và công thức các chất trong đó là cố định. Vậy nên, mẹ nên thay đổi tỉ lệ nước pha sữa cho bé hoặc bổ sung thêm nước cho bé khi bé không bú sữa để đảm bảo đủ lượng nước bé cần thiết. Sữa công thức khó tiêu hơn, mất nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thu hơn. “Thời gian dài hơn” này bé cần bổ sung lượng nước nhiều hơn đồng thời hệ tiêu hóa của bé cũng phải làm việc vất vả hơn nên nhu cầu nước của bé cũng tăng lên hơn so với việc bú sữa mẹ.

Với trường hợp bé gặp vấn đề về sức khỏe như sốt hoặc táo bón, mẹ có thể dặm thêm nước ấm cho bé. Mẹ nên căn chỉnh lượng nước vừa phải để bé có thể hạ nhiệt, giảm táo bón, tránh ảnh hưởng đến lượng sữa bé ăn trong ngày. Nên nhớ rằng, lượng nước đi vào sẽ chiếm chỗ trong ruột bé khiến sữa không thể vào thêm nữa. Vậy nên cứ bao nhiêu nước vào thì bé lại hụt đi bấy nhiêu sữa mẹ.

2. Trẻ sơ sinh uống nước ảnh hưởng gì?

Uống nước là nhu cầu thiết yếu hằng ngày đối với mỗi người. Tuy nhiên, nếu cho trẻ uống nước, có thể bạn đang gián tiếp ảnh hưởng xấu đến tính trạng phát triển của bé. Tại sao vậy?

2.1 Giảm cữ bú mẹ

trẻ sơ sinh uống nước

Dạ dày của bé rất nhỏ, trẻ nên dành tất cả phần không gian trống này để bổ sung sữa mẹ. Cứ mỗi cốc nước trẻ uống vào lại chiếm mất chừng ấy không gian làm trẻ không thể hấp thu sữa mẹ. Trẻ được cho uống quá nhiều nước khiến bé no, chán bú mẹ, lâu dần làm khả năng tiết sữa của mẹ giảm đi, ít sữa. Trẻ cũng chậm lớn, chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai do được cung cấp lượng dinh dưỡng thấp hơn nhu cầu của bé.

2.2 Nhiễm khuẩn ruột và rối loại vi khuẩn hệ tiêu hóa của bé

Nước dù sạch đến đâu cũng không thể đảm bảo an toàn đối với hệ tiêu hóa của bé như sữa mẹ. Việc cung cấp sữa mẹ kèm theo các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại này vào hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé dễ dẫn đến nhiều tình trạng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sinh hoạt, sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của bé.

2.3 Nhiễm độc nước

Do tổng tuần hoàn của cơ thể bé (nước và điện giải) rất nhỏ. Vì vậy, việc bổ sung một lượng nước nhỏ cũng khiến cho tỉ lệ nước/điện giải thay đổi. Do vậy, việc mẹ bổ sung nước cho bé sẽ làm ảnh hưởng lớn đến nồng độ Na trong cơ thể bé. Cụ thể ở đây là giảm mạnh gây nên hiện tượng giảm Na máu cấp tính, có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng:  nhức đầu, nhầm lẫn và sững sờ; co giật và hôn mê và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé.

2.4 Ảnh hưởng đến sự sản xuất sữa của mẹ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ

Bé uống nước không chịu bú mẹ khiến cơ thể mẹ giảm sản xuất sữa và dần dần mất hẳn sữa. Mẹ sẽ chậm lấy lại vóc dáng hơn, thậm chí phát phì vì vẫn ăn nhiều mà không sản xuất sữa.

Bé không chịu bú mẹ cũng làm tăng khả năng bị một số bệnh như: đái tháo đường typ2, ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

trẻ sơ sinh uống nước

3. Cách giải nhiệt cho bé vào mùa hè

3.1 Cách tốt nhất để mẹ giải nhiệt cho bé là sử dụng máy lạnh, điều hòa.

Mẹ nên để nhiệt độ phù hợp không quá lạnh, không quá nóng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu mẹ để nhiệt độ quá lạnh dễ khiến bé bị cảm lạnh. Nhiệt độ phù hợp với bé là 28-30 độ C.

Mẹ cũng nên chọn các loại điều hòa, máy lạnh tốt, khiến không khí ít bị khô hoặc bổ sung độ ẩm cho phòng của bé bằng cách sử dụng các loại máy phun sương. Không khí khô dễ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé gây các bệnh đường hô hấp: viêm mũi họng, viêm phổi, phế quản….

3.2 Quần áo

Mẹ nên lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoải mái thoáng gió cho bé

Không nên quấn bé quá nhiều và mặc quá nhiều lớp quần áo. Tuy nhiên, mẹ tránh để gió thốc vào người bé hoặc tránh để gió độc lùa vào phòng của bé.

Nếu sử dụng máy lạnh, mẹ có thể đắp cho bé một lớp chăn mỏng tránh bị hơi lạnh xâm nhập cơ thể bé.

3.3 Sữa mẹ

Hãy sử dụng sữa mẹ như nước giải khát dành cho bé. Nó luôn an toàn và bổ dưỡng, vừa giúp bé bổ sung nước giải nhiệt cơ thể, vừa cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển đồng thời cũng giúp cân bằng tỉ lệ nước, điện giải trong cơ thể bé. Nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú, có thể tham khảo phương pháp kích sữa không vắt hút tại đây: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

trẻ sơ sinh uống nước

4. Bao giờ có thể cho bé uống nước?

Không nên cho trẻ uống nước quá sớm. Nhất là trong vòng 6 tháng đầu tiên, khi mà trẻ vẫn còn bú mẹ hoàn toàn. Đối với mẹ cho bé uống sữa công thức có thể cho bé uống nước sớm hơn. Tuy nhiên, thông thường mẹ chỉ nên cho bé uống nước khi bé đã bắt đầu ăn dặm. Uống nước ở giai đoạn này không làm ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng bé hấp thu mà còn giúp bé giảm táo bón khi đã bắt đầu ăn các loại thức ăn “cứng” hơn sữa mẹ.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results