Các lưu ý khi chăm bé rụng rốn chưa khô.

Rụng rốn sau sinh là một quá trình mà bé nào cũng phải trải qua. Đây là một giai đoạn có nhiều điều lưu ý khi hệ miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ. Cơ thể mẹ cũng chưa hồi phục sau vượt cạn nên có thể xảy ra một số vấn đề khi chăm sóc bé rụng rốn nhưng chưa khô. Hãy cùng tìm hiểu về quá trình rụng rốn của bé và các dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý hợp lý.

rụng rốn chưa khô

1. Sau khi bé rụng rốn chưa khô, mẹ phải làm gì?

Chăm sóc bé sau rụng rốn là mối quan tâm của nhiều mẹ vì đây được coi như là một vết thương hở của bé vậy. Nó cần được chăm sóc cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng để nhanh khô. Để sát khuẩn cho rốn của bé khi chưa khô, mẹ có thể sử dụng cồn sát khuẩn (70 độ) thấm vào bông gạc để lau nhẹ nhàng cho bé.

Không để nước dính vào rốn, tránh để tã, bỉm chạm vào rốn. Tốt nhất là gập tã bỉm xuống để rốn thông thoáng. Tránh làm tổn thương cuống rốn nếu nó chưa rụng hoàn toàn.

2. Sau khi rốn rụng đã khô, mẹ cần làm gì?

Rốn đã khô vẫn có khả năng nhiễm trùng, vì vậy, mẹ vẫn cần chăm sóc và theo dõi trong khoảng 2 tuần tiếp theo từ khi rốn bé khô.

Mẹ nên tiếp tục vệ sinh rốn của bé sau khi khô tương tự như cách mẹ đã làm khi rốn của bé còn ướt.  (có thể với tần suất ít hơn). Sử dụng cồn 70 độ để vệ sinh đáy rốn 1-2 lần 1 ngày đến khi rốn lành hẳn.

  • Không kéo cuống rốn ngay cả khi đã sắp bong gần hết.
  • Không để mép tã cọ xát hay che kín vào rốn gây tổn thương hoặc bí bách. Đặc biệt, không để nước tiểu dính vào rốn gây nhiễm khuẩn.
  • Sau khi cuống rốn rụng, có thể có chút máu ra tã, mẹ không cần lo lắng vì hiện tượng này là bình thường.

3. Các vấn đề bất thường hay gặp ở trẻ trong quá trình rụng rốn?

Trong quá trình rụng rốn, bé có thể mắc một số vấn đề bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhất là tình trạng nhiễm khuẩn rốn, viêm mạch máu rốn, Uốn ván rốn, U hạt rốn. Mẹ cần có sự theo dõi và phát hiện ra các biểu hiện của các tình trạng này.

 Biểu hiện ở đây có thể là:

  • Rốn có mùi hôi
  • Rốn chảy mủ, hoặc chảy nước vàng
  • Vùng da quanh rốn bị sưng nề, tấy đỏ.
  • Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.
  • Rốn chảy máu nhiều, khó cầm máu.
  • Thời gian rụng rốn quá lâu >3 tuần là bất thường.

rụng rốn chưa khô

4. Hậu quả khi có bất thường cuống rốn?

Với các biểu hiện như trên, tương ứng với các bệnh lý khác nhau của cuống rốn và gây ra các hậu quả nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng rốn: Cần được xử lý y tế nếu không có thể tiến triển nặng thêm và gây nhiều hậu quả, biến chứng nghiêm trọng.
  • Viêm mạch máu rốn: Viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng: sưng phù, tấy đỏ, có mủ… Nếu không dược xử lý, viêm nhiễm có thể tấn công sang các cơ quan khác: gan, mật dẫn đến nhiễm trùng huyết có thể đe dọa tính mạng trẻ.
  • Uốn ván rốn: khiến bé bị sốt, bỏ bú, cứng hàm, toàn thân co cứng. Có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được xử lý.

Những trường hợp này hiếm khi xảy ra nếu mẹ chăm sóc và theo dõi việc rụng rốn của bé một cách cẩn thận. Hãy phối hợp cùng người thân để có thể vượt qua giai đoạn sau sinh, hồi phục sức khỏe này của mẹ một cách tốt nhất. Chúc bé và mẹ luôn khỏe mạnh.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results