Sữa mẹ tác động tốt với hệ tiêu hoá của bé như thế nào?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này đa số chúng ta đều biết. Tuy nhiên, sữa mẹ tốt với hệ tiêu hoá của bé như thế nào thì có thể nhiều mẹ vẫn chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để thấy được tác động của sữa mẹ đối với hệ thống tiêu hoá của bé. Những tác động này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ.

1. Đặc điểm hệ tiêu hoá của bé:

Hệ tiêu hoá của bé sơ sinh còn rất non nớt và đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc cung cấp dinh dưỡng cho bé không chỉ cung cấp năng lượng cho bé hoạt động, phát triển, mà còn giúp bé xây dựng nên một hệ tiêu hoá hoàn chỉnh. Hệ tiêu hoá của bé trong giai đoạn này có các đặc điểm:

Miệng nhỏ, niêm mạc mỏng, dễ tổn thương nhiều mạch máu nhưng lại khô, dễ nhiễm trùng.

Tỉ lệ ruột của bé so với cơ thể của bé dài hơn người bình thường, nhưng các chức năng hoạt động lại không bằng người bình thường.

Tuỵ và gan là 2 cơ quan phát triển chậm, chỉ hoàn thiện về cấu trúc, chức năng khi đạt 5-8 tuổi.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và cao. các lớp cơ còn yếu, co thắt bất thường nên trẻ dễ bị nôn trớ. Thành phần dịch vị của trẻ giống người lớn nhưng số lượng và chất lượng kém hơn. Độ pH trong dịch dạ dày của trẻ nhỏ cao nên thích hợp tiêu hóa, hấp thụ các thành phần lactose, protein trong sữa mẹ hơn là sữa bò. (thời gian tiêu hóa sữa mẹ khoảng 2 – 2 giờ 30 phút, trong khi đó sữa bò là 3 – 4 giờ).

2. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cân bằng lợi khuẩn – vi khuẩn có hại

Sữa mẹ là nguồn vi khuẩn có lợi rất lớn cho bé và là nguồn bổ sung lợi khuẩn hiệu quả cho hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh. Trong mỗi ml sữa mẹ có thể chứa đến hơn 100 loại vi khuẩn sống. Vì vậy, sữa mẹ có tác động rất lớn lên sự hình thành hệ vi khuẩn đường ruột của bé đồng thời giúp điều tiết, cân bằng hệ vi khuẩn này. Các nhóm vi khuẩn này thay đổi theo thời gian bé bú và thay đổi theo độ tuổi của bé. Vì vậy, hệ vi khuẩn đường ruột của bé cũng sẽ thay đổi theo độ tuổi. Bé càng lớn thì hệ vi sinh vật trong sữa mẹ càng giảm sự đa dạng vì khi này hệ vi khuẩn đường ruột của bé đã dần ổn định và ít chịu tác động của sữa mẹ hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng để chứng minh rằng sữa mẹ cung cấp lợi khuẩn cho bé: phát hiện nhiều lợi khuẩn trong sữa mẹ, mô vú và phân của trẻ sơ sinh. Hệ sinh vật trong sữa mẹ, trong cơ thể mẹ được chuyển cho bé nhiều hơn hẳn các bé không được bú sữa mẹ theo nghiên cứu.

Ngoài việc truyền cho bé các lợi khuẩn, sữa mẹ còn truyền cho bé hệ kháng thể miễn dịch của cơ thể người mẹ, giúp bảo vệ bé khỏi các vi sinh vật gây bệnh đã từng xuất hiện trên cơ thể mẹ. Những kháng thể này đặc hiệu với những loại vi khuẩn của người mẹ và chính vì nhờ có hệ vi khuẩn trong ruột tương tự với người mẹ khi được bú sữa mà trẻ sẽ được bảo vệ bởi hệ thống miễn dịch thụ động này.

3. Cách sữa mẹ tác động lên hệ tiêu hoá của bé

Sữa mẹ là nguồn vi sinh vật chính của hệ thống tiêu hoá ở cơ thể bé. Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh mà mẹ đã từng mắc phải. Điều này cũng khiến bé có các phản ứng dị ứng tương tự như trên cơ thể mẹ.

Khoa học đã chứng minh rằng, trẻ bú mẹ có hệ vi khuẩn đường ruột phong phú hơn hẳn so với các trẻ không được bú sữa mẹ. Chứng minh răng, việc bú sữa mẹ là một biện pháp bổ sung lợi khuẩn đường ruột hiệu quả. Trẻ càng bú sữa mẹ nhiều, càng bú sữa mẹ mẹ sớm thì việc bổ sung hệ vi khuẩn càng đạt hiệu quả cao.

Dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về vi khuẩn được tìm thấy trong sữa, trên da và trong phân , các nhà nghiên cứu ước tính rằng những đứa trẻ nhận được tối thiểu 75% dinh dưỡng từ sữa mẹ trong tháng đầu đời có khoảng 28% vi khuẩn đường ruột có lợi từ sữa mẹ. Những đứa trẻ này cũng có khoảng 10% vi khuẩn đường ruột từ da của mẹ và 62% từ các nguồn không xác định.

Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu, tiêu hoá thức ăn của bé. Đồng thời, hệ vi khuẩn này sẽ đóng vai trò phòng bệnh trong trường hợp bé ăn phải một số loại vi khuẩn ngoại lai gây bệnh khác. Hệ vi khuẩn phong phú trong đường ruột bé có thể loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại này bảo vệ bé khỏi mắc các bệnh về đường tiêu hoá.

Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng để hoàn thiện tốt các cơ quan đường ruột. Do sữa mẹ là thức ăn tự nhiên, dễ tiêu hoá, dễ hấp thu, cơ quan tiêu hoá sẽ được làm đúng chức năng của nó và phát triển thuận lợi nhất. Việc bổ sung sữa công thức, là sữa tổng hợp, khó tiêu hơn, gây sức ép lên hệ tiêu hoá nhiều hơn, dễ xảy ra các phản ứng đầy hơi, khó tiêu, hạn chế sự phát triển của hệ tiêu hoá.

Việc bú mẹ hoàn toàn trong những năm tháng này còn giúp bé bổ sung kháng thể giúp bé phòng ngừa được các tác nhân gây bệnh trong tương lai. Nhất là các tác nhân gây nên bệnh viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, dị ứng, béo phì, tiểu đường là những tác nhân hay gặp ở các trẻ ở độ tuổi 1-5 tuổi.

Ngoài các ích cho bé như trên, bé bú sữa mẹ còn khiến mẹ giảm cân nhanh, lấy lại vóc dáng sau sinh. Phòng ngừa các bệnh ung thư vú, ung thư tử cung… 

4. Ngoài bú mẹ, có những lưu ý nào để tốt cho hệ tiêu hoá bé

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là phương pháp tốt nhất để mẹ hỗ trợ cho sự phát triển của hệ tiêu hoá non nớt của bé. Ngoài ra, còn một số phương pháp khác mẹ có thể thực hiện kèm theo như:

  • Tiếp xúc da kề da nhiều với trẻ sơ sinh
  • Không tắm cho trẻ sơ sinh ngay sau sinh
  • Ăn thực phẩm chứa probiotic như sữa chua, kefir, kombucha, hoặc dưa cải bắp

sua me he tieu hoa

Việc hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé là rất quan trọng vì nó đóng vai trò then chốt trong sự phát triển trong những năm tháng tiếp theo của bé. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho hoạt động và sự phát triển của bé. Mẹ hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn để bé có một hệ tiêu hoá tốt nhất. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

 

All search results