Chỉnh khớp ngậm cho bé tại Hà Nội

Thế nào là sai khớp ngậm? Sai khớp ngậm có hại cho em bé như thế nào? Chỉnh khớp ngậm cho bé tại Hà Nội hiệu quả ở đâu?

1. Sai khớp ngậm là gì?

Một em bé bú sữa mẹ hiệu quả có nghĩa là phải có thể loại bỏ sữa mẹ ra khỏi vú hiệu quả. Trẻ sơ sinh phải có đủ sữa để tăng cân và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một đứa trẻ bú cũng nói với mẹ về việc tăng hoặc duy trì sản xuất sữa sao cho phù hợp với mình. Sai khớp ngậm và làm trống tuyến sữa kém hiệu quả có thể gây ra vấn đề chậm hoặc không tăng cân và suy dinh dưỡng vì em bé không nhận được đủ sữa. Ngoài ra, sai khớp ngậm cũng chính là nguyên nhân làm giảm nguồn cung cấp sữa của mẹ: mẹ bị ít sữa hay mất sữa đột ngột.

Sai khớp ngậm khi cho con bú

2. Nguyên nhân của việc sai khớp ngậm là do đâu?

Có rất nhiều điều ảnh hưởng đến việc em bé có khớp ngậm không đúng, khó có thể mút và lấy sữa ra khỏi vú mẹ. Các yếu tố như: nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với sữa ngoài khiến trẻ “quên” mất cách bé bú mẹ đúng cách, sinh non, vàng da, nhiễm trùng, bệnh tim, thuốc của mẹ và nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ tỉnh táo của bé hoặc phối hợp các hành động mút, nuốt và thở. Các vấn đề cơ học khác có thể đóng góp vào nguyên nhân khiến trẻ bị sai khớp ngậm bao gồm trẻ bị ngắn lưỡi hoặc sứt môi hoặc hở hàm ếch. Những thứ này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng các cấu trúc trong miệng của bé để bé bú hiệu quả.

Nguyên nhân sai khớp ngậm

Đôi khi nguyên nhân là rõ ràng, đôi khi thì lại không rõ ràng. Nhưng điều quan trọng là phải nhận ra các dấu hiệu cho thấy em bé không thể loại bỏ sữa ra khỏi ngực mẹ một cách hiệu quả trong thời gian cho con bú. Sau đó, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe – chỉnh khớp ngậm cho bé có thể thực hiện các bước để khắc phục vấn đề này.

3. Có những dấu hiệu sai khớp ngậm và bú không hiệu quả ở em bé như sau

Biểu hiện ở trẻ sơ sinh sai khớp ngậm:

  • Không tự mình thức dậy để ra dấu hiệu cần cho ăn.
  • Trẻ bú mẹ ít hơn 8 lần trong khoảng thời gian 24 giờ.
  • Hoặc trẻ bú mẹ nhiều hơn 14 lần trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ.
  • Vào khớp ngậm bắt vú lại và sau đó buông vú ra liên tục.
  • Đẩy ti mẹ ra hoặc không chịu vào khớp ngậm.
  • Ngủ thiếp đi trong vòng 5 phút sau khi ngậm hoặc sau khi bú chỉ 2 hoặc 3 phút.
  • Không mút bú gần như liên tục trong 7 đến 10 phút đầu cho ăn.
  • Bé bú mẹ một bên dài hơn 30 đến 40 phút.
  • Bé bú mẹ rất lâu, trong khoảng hơn 45 phút mà không hành động hài lòng hoặc đầy đủ sau bữa ăn, vẫn còn khóc và cáu gắt,…
  • Đi đại tiện ít hơn 3 đến 4 lần trong 24 giờ. (3 đến 4 lần đại tiện mỗi ngày là bình thường đối với em bé hơn 1 tuần tuổi và trẻ hơn 1 tháng).
  • Có vẻ như con bị đầy hơi chướng bụng hoặc đi ngoài phân màu xanh, bọt sau tuần đầu tiên.
  • Đi tiểu ít hơn 6 lần thay tã trong 24 giờ (một em bé thường thay 6 tã ướt mỗi ngày vào cuối tuần đầu tiên).
  • Gặp khó khăn khi ăn sữa bằng các phương pháp cho ăn khác.

Dấu hiệu sai khớp ngậm ở mẹ:

  • Luôn luôn có núm vú bị đau hoặc bầm tím hoặc đau ở quầng vú.
  • Núm vú bị đỏ, bong, hoặc nứt.
  • Thường có núm vú bị lệch sau khi cho ăn (chẳng hạn như nhăn hoặc dẹt).
  • Hiếm khi hoặc không bao giờ nhận thấy sự giảm căng tức bầu vú sau khi bé bú (vú căng, đầy đặn trước khi cho con bú và làm mềm vú sau khi cho con bú).
  • Có hơn 1 lần gặp phải các vấn đề như tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú.

4. Làm thế nào để mẹ có thể chỉnh khớp ngậm và cho con bú hiệu quả cùng với chuyên gia?

Vấn đề cho con bú có thể gây ra vấn đề chẩm tăng cân, suy dinh dưỡng ở trẻ; gây ra vấn đề tắc tia sữa, mất sữa, viêm vú hay đơn giản là khiến mẹ bị đau vú,.. nhưng hầu hết các bé sẽ học cách được cách bú đúng nếu có thời gian và được chuyên gia hỗ trợ. Chuyên gia tư vấn cho con bú sẽ giúp mẹ và bé giải quyết các vấn đề về chỉnh khớp ngậm cho bé hoặc cách mút bú mẹ đúng kĩ thuật.

Thêm một số việc mẹ nên làm khi chỉnh khớp ngậm với chuyên gia để đẩy nhanh và hiệu quả quá trình chỉnh khớp ngậm cho bé:

  • Đánh thức em bé để cho con bú cứ sau hai đến ba giờ. Cho ăn sớm hơn nếu em bé cho bạn dấu hiệu hoặc tín hiệu muốn được cho ăn.
  • Massage ngực về phía núm vú trong khi cho ăn. Điều này sẽ giúp sữa chảy vào miệng bé và khuyến khích bé tỉnh táo và tiếp tục bú.
  • Giữ một nhật kí về số lượng tã lót bẩn và phân mỗi ngày. Viết số lượng và màu sắc của phân.
  • Nếu em bé không bú tốt, hãy sử dụng máy hút sữa đôi cấp điện để phát triển và duy trì nguồn sữa tốt. Nên vắt sữa sau khi cho con bú.
  • Tìm một chuyên gia chỉnh khớp ngậm có uy tín và đã được nhiều mẹ tin tưởng và điều trị thành công cho nhiều em bé.

5. Địa chỉ tin cậy nào để chỉnh khớp ngậm cho bé tại Hà Nội?

Chỉnh khớp ngậm cho bé tại Hà Nội hiệu quả và uy tín cùng Chuyên gia Sữa mẹ – DS. Vũ Thị Lan Hương với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cải thiện nguồn sữa mẹ, chăm sóc bà mẹ & trẻ em, đặc biệt là điều trị bé bỏ bú, sai khớp ngậm,…  Đến năm 2019, DS. Hương đã điều trị thành công cho hàng ngàn bà mẹ và em bé có thể bú mẹ hiệu quả – nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Địa chỉ tin cậy chỉnh khớp ngậm đúng

Địa chỉ tin cậy chỉnh khớp ngậm đúng

  • Đối tượng sử dụng:

– Những bé bỏ bú mẹ, và mẹ muốn tập cho bé bú mẹ trở lại.

– Các bé bú mẹ nhưng bú sai khớp ngậm: khiến bé lười ti mẹ, bú mẹ hay bị sặc hay không bú được nhiều sữa.

Với mỗi mẹ, mỗi bé là mỗi trường hợp khác nhau, nên D.S Vũ Thị Lan Hương sẽ trực tiếp đánh giá và đưa ra phương pháp tập phù hợp với bé.

  • Chỉnh khớp ngậm/tập cho bé ti mẹ trở lại sẽ liên quan đến 2 yếu tố:

– Yếu tố 1: Liên quan đến cấu tạo đầu ti, và kĩ thuật dành cho mẹ

– Yếu tố 2: về bé (bao gồm vấn đề sức khỏe, cấu tạo miệng lưỡi, thói quen ti bình và ti mẹ sai, tính cách từng bé….)

  • Nội dung tập:

– Tất cả các ca tập đều được đảm bảo hình thức 1-1 (chuyên gia & 1 mẹ, 1 bé)

Hướng dẫn các kĩ thuật để vào khớp ngậm đúng, làm sao phù hợp với kiểu ti, bầu ngực, của mẹ và khẩu hình miệng của bé

– Kiểm tra các vấn đề khi bú và tập lại các phản xạ cho bé như phản xạ há miệng, phản xạ lè lưỡi, …

  • Hướng dẫn kiểm tra và đánh giá sơ qua lượng sữa của mẹ việc bé bú đủ và theo dõi đầu ra của bé

Hình thức điều trị/ tập trực tiếp cho mẹ & bé:

– Tập tại trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC tại địa chỉ: số 5 hẻm 9 ngách 12 ngõ 95 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội.

– Tại nhà (theo bảng giá chi tiết)

  • Thời gian tập:

– Thường mất khoảng 1-2 buổi, rất ít một số trường hợp đặc biệt bé có vấn đề liên quan đến cấu tạo, hoặc bệnh lý có thể mất 4-5 buổi.

  • Chi phí tập:

– Qua trung tâm: chi phí là 300.000 – 350.000đ/ 60 phút (1 buổi thường kéo dài 45-90 phút)

– Qua nhà trực tiếp: chi phí là 600.000đ/ 60 phút đầu tiên, 200.000đ mỗi 30 phút tiếp theo (bán kính dưới 5km).

(Tập tại nhà ở xa hơn – chi tiết theo bảng giá)

  • Hình thức điều trị/ tập online cho mẹ & bé:

– Gói online 1:  Trọn gói 400.000đ bao gồm: 

1 bộ video hướng dẫn chi tiết từ cách bế, cách cầm ti, đến cách chốt khớp ngậm….

Quay video khi thực hành & gửi lại để được hướng dẫn chỉnh sửa thêm (số lần gửi video không giới hạn).

– Gói online 2:  Trọn gói 550.000đ bao gồm:

1 bộ video hướng dẫn chi tiết từ cách bế, cách cầm ti, đến cách chốt khớp ngậm….

30 phút gọi video call hướng dẫn trực tiếp

Quay video khi thực hành & gửi lại để được hướng dẫn chỉnh sửa thêm (số lần gửi video không giới hạn).

– Qua nhà trực tiếp: chi phí là 600.000đ/ 60 phút đầu tiên, 200.000đ mỗi 30 phút tiếp theo (bán kính dưới 5km).

(Tập tại nhà ở xa hơn – chi tiết theo bảng giá)

  • Hướng dẫn đặt lịch:

Các mẹ muốn đặt lịch chỉnh khớp ngậm/tập cho bé bú mẹ trở lại hãy đặt lịch theo các cách sau đây:

Cách 1: Gọi trực tiếp đến hotline đặt lịch chỉnh bú: 0977944437

Hướng dẫn đặt lịch

Cách 2: Đặt lịch trên trang web Hulab Pharma TẠI ĐÂY bằng cách lập một tài khoản và để lại thông tin

  • Đăng ký một tài khoản trên trang web bằng cách ấn vào Đăng ký –> Đăng ký bằng facebook
  • Sau khi đăng ký xong, bạn hãy chọn vào sản phẩm bạn muốn đặt, ấn nút “Đặt hàng” bên tay phải, điền số điện thoại và ấn xác nhận.
  • Khi bạn hoàn thành, sẽ có nhân viên liên hệ lại với bạn và xác nhận lại lịch đặt
All search results