Chỉnh khớp ngậm đúng và tập bé bỏ bú dễ hay khó?

Sinh con đến lần thứ 3 vẫn không biết chỉnh khớp ngậm đúng cho con là chuyện bình thường. Nhiều người còn nghĩ việc đơn giản vậy có gì mà để mà học. Nhưng đây thực sự là việc dễ mà không dễ, khó cũng không khó.

Bài viết chỉnh khớp ngậm đúng và tập bé bỏ bú dễ hay khó sẽ cho bạn cái nhìn toàn cảnh về việc cho con bú mẹ như:

  • Hậu quả của việc bé bú sai khớp ngậm
  • Làm sao để biết bé có khớp ngậm đúng?
  • Chỉnh khớp ngậm đúng và tập bé bỏ bú dễ hay khó?
Chỉnh khớp ngậm đúng dễ hay khó?
Chỉnh khớp ngậm đúng dễ hay khó?

Hậu quả của việc bé bú sai khớp ngậm

Sai khớp ngậm khiến mẹ bị nứt cổ gà

Chỉ cần chạm nhẹ thôi là đau điếng, hay mỗi lần cho con bú là phải lấy tinh thần, phải gồng mình chịu đựng. Đó là những gì mà mình thường nghe thấy từ những mẹ bị nứt cổ gà.

Quả thật, nứt cổ gà có rất nhiều nguyên nhân, nhưng 90% là do bé bú sai khớp ngậm. Khi bị sai khớp ngậm, bé sẽ gần như chỉ ngậm đầu ti mẹ, một số bé còn có thói quen nhai hoặc cắn đầu ti, điều đó khiến đầu ti mẹ bị tổn thương.

Sai khớp ngậm khiến bé bú lắt nhắt

Quá trình tiết sữa mẹ nhiều hay ít sẽ liên quan trực tiếp đến việc bé ngậm đúng hay sai khớp. Khi bé bú không đúng, ngậm sai khớp bé sẽ không ép sữa hiệu quả, và lượng sữa mà bé nhận được sẽ ít không đủ cho bé no. Đó chính là nguyên nhân khiến bé bú lắt nhắt.

Xem thêm: Lý do vì sao bú sai khiến mẹ ít sữa

Một số trường hợp khi bị sai khớp ngậm, bé sẽ không kiên nhẫn để bú được đủ thời gian, và hậu quả là bé chỉ bú được vài phút sau đó dừng lại.

Sai khớp ngậm khiến mẹ bị tắc tia sữa, viêm tuyến vú

Bé bú mẹ là một trong những cách để rút sữa ra khỏi ngực. Trong trường hợp bé bị sai khớp ngậm, bé gần như không rút được hết sữa ra ngoài. Thông thường, cơ thể mẹ sẽ nhận biết và điều chỉnh để giảm tiết sữa, giúp phòng tránh tình trạng tắc tia sữa. Nhưng trong nhiều trường hợp, khi cơ thể chưa kịp điều chỉnh để giảm tiết sữa, thì lượng sữa vẫn tiếp tục được sản xuất nhưng không được đẩy ra ngoài. Lượng sữa đó sẽ ứ đọng bên trong các ống dẫn sữa. Lâu ngày tại các vị trí sữa bị ứ đọng sẽ sinh ra tình trạng viêm, lúc này tắc tia sẽ trở thành viêm tuyến vú.

Sai khớp ngậm là nguyên nhân khiến bé bỏ ti mẹ

Nguyên nhân chính bé bỏ ti: Sai khớp ngậm
Nguyên nhân chính bé bỏ ti: Cho bé bú sai khớp ngậm

Nhiều mẹ nghĩ, do mình ít sữa nên bé mới bỏ ti, chứ sữa nhiều thì bé không bỏ. Nhưng đã có rất nhiều mẹ, sau khi kích sữa bằng cách vắt hút, lượng sữa đã đủ còn bé thì vẫn không chịu ti mẹ.

Đương nhiên, nếu bé bị sai khớp ngậm, không rút sữa hiệu quả, bé sẽ lười bú, không chịu bú lâu, và dần dần lượng sữa mẹ sẽ càng ngày càng ít đi, bé càng ngày càng không thích bú mẹ. Hậu quả là bé bỏ bú.

Nhưng cũng còn một nguyên nhân khác khiến bé bỏ bú mà không phải do sữa ít, đó chính là nguyên nhân về vấn đề sai khớp ngậm.

Khi người mẹ đủ sữa mà bé vẫn không chịu bú, thì hầu hết là do bé đã quen với việc bú bình, hoặc không biết cách ngậm đúng để rút được sữa từ ngực mẹ ra. Đây chính là lý do bé đòi ăn bình và kiên quyết không chịu bú mẹ.

Làm sao để biết bé có khớp ngậm đúng

Rất nhiều mẹ dù đã sinh đến bé thứ 3 vẫn chưa từng biết về việc thế nào là một khớp ngậm đúng. Khái niệm nghe có vẻ mới mẻ với người Việt Nam nhưng lại rất phổ biến trên thế giới. Bởi lẽ, chúng ta thường có thói quen ở cùng với ông bà, bố mẹ, nên việc cho con bú với nhiều gia đình là việc người lớn hướng dẫn người trẻ.

Khoa học đã tiến bộ hơn rất nhiều, nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến cho hiện nay càng ngày càng có nhiều em bé bú mẹ sai cách. Chiếc bình sữa tiện lợi, những hộp sữa công thức tràn ngập là thủ phạm khiến trẻ không biết bú mẹ.

Khi bé bú bình, bé thường có thói quen chỉ ngậm một chút ở núm ti, bé cũng chỉ cần mút nhẹ là có sữa. Hơn thế, sữa chảy từ bình thường rất đều đặn và có van chống sặc. Điều đó khiến bé mất đi những phản xạ tự nhiên để bú mẹ đúng. Dưới đây là những dấu hiệu để mẹ có thể biết bé có đang ngậm đúng khớp ngậm không?

Dấu hiệu bên ngoài

+ Miệng há to, 2 môi trề

+ Cằm chạm ngực, mũi hở

+ Bé ngậm gần hết quầng thâm chứ không chỉ ngậm mỗi đầu ti

+ Bé ngậm quầng vú dưới nhiều hơn quầng vú trên

Dấu hiệu bên trong

Đây là dấu hiệu mà mẹ sẽ là người trực tiếp cảm nhận tốt nhất:

+ Lực mút mạnh

+ Lưỡi bé le ra phủ lên nướu của hàm dưới

+ Bé dùng lưỡi để ép sữa chứ không dùng lợi để cắn

Lưu ý: Tất cả những dấu hiệu này chỉ có tính chất tương đối, mẹ cần đánh giá trên nhiều yếu tố chứ không chỉ đánh giá từ một vài yếu tố.

Xem thêm video hướng dẫn cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé:

Chỉnh khớp ngậm đúng và tập bé bỏ bú dễ hay khó?

Nếu như bạn đang cho con bú đúng cách rồi thì thật chúc mừng bạn, còn nếu không thì hãy đọc tiếp để biết việc tập cho bé bú đúng khớp ngậm, hay tập cho bé đã bỏ bú mẹ có dễ hay không, mất thời gian bao lâu?

Trước khi bắt đầu mình muốn phân biệt một chút về 2 khái niệm để các mẹ có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

  • Đầu tiên là khái niệm sai khớp ngậm: sai khớp ngậm nghĩa là bé ngậm không đúng, nên không rút sữa hiệu quả, hay bú lắt nhắt, một số trường hợp mẹ có thể bị tổn thương đầu ti như đau đầu ti, nứt đầu ti.
  • Khái niệm thứ 2 là bé bỏ bú: Bé bỏ bú nghĩa là bé không bú hoặc gần như không bú mẹ. Với những bé chỉ bú mẹ được một hai phút thì cũng được coi là bỏ bú.
  • Có rất nhiều bé sau một thời gian sai khớp ngậm sẽ bỏ bú, một số khác vẫn kiên nhẫn bú nhưng mẹ vẫn phải cho ăn thêm sữa bình hoặc bé thường xuyên bú lắt nhắt.

Vậy việc tập cho bé bú dễ hay khó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tập cho bé bú đúng khớp hoặc tập cho bé bỏ bú, và nó cũng quyết định xem việc tập sẽ diễn ra trong bao lâu, đó chính là:

Yếu tố thuộc về người mẹ

Ví dụ như kiểu ngực, kĩ thuật bế và cho bú của mẹ. Mẹ bé sai tư thế mà một trong những nguyên nhân chính khiến bé không vào được khớp ngậm đúng và bị bú sai. Bởi vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm trước khi cho bé bú đúng chính là chỉnh lại tư thế bế bé.

Một vấn đề nữa là thao tác của mẹ. Với mỗi kiểu ngực và với mỗi cá tính khác nhau của bé, chúng ta sẽ có những kĩ thuật và cách thức cho bú khác nhau.

Yếu tố thuộc về bé

Yếu tố này sẽ liên quan đến tính cách và tình trạng bệnh lý của bé. Các mẹ có thể hiểu đơn giản rằng, khi tập cho bé bú mẹ trong trường hợp bé đang ngậm sai, hoặc bỏ bú, nghĩa là chúng ta đang cố gắng thay đổi thói quen cũ của trẻ. Việc thay đổi này cũng giống như chúng ta đi học, sẽ có người học giỏi học nhanh, nhưng cũng sẽ có người phải học lâu hơn.

Yếu tố liên quan đến thời điểm

Cũng giống như người lớn, thói quen càng lâu càng khó thay đổi, nên thông thường các bé ít tháng tuổi thì tập lại sẽ dễ hơn các bé lớn. Các bé chỉ bị sai khớp ngậm sẽ tập dễ hơn các bé bỏ bú.

Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi mỗi mẹ mỗi bé là một trường hợp khác nhau, nên dễ hay khó sẽ không thể nói trước được. Việc tập cho bé bú có thể là dễ với người này nhưng khó với người khác.

Sau cùng, điều mà mình muốn nói không phải là việc tập bé bú mẹ dễ hay khó, mà là mẹ hãy hiểu rằng, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc bé bú mẹ, nên khi bé đang bú sai, hoặc đang bỏ bú thì mẹ chỉ cần cố gắng hết sức mình, kiên nhẫn và làm đúng phương pháp, và nhất định đừng tự tạo áp lực cho mình, có như vậy mẹ mới có thể vui vẻ để chăm con và nuôi con bằng sữa mẹ được.

Bạn đang gặp khó khăn trong việc cho con bú, hay đang gặp phải tình trạng ít sữa, hãy xem ngay liệu trình toàn diện giúp nuôi con bằng sữa mẹ thành công của lợi sữa Mommy.

All search results