Tác hại của nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài cần hết sức lưu tâm!

Bạn chắc hẳn đã quyết tâm dành cho con nguồn sữa mẹ quý giá, nhưng không phải lúc nào việc cho con bú cũng diễn ra suôn sẻ.

Đó có thể là nỗi lo không đủ sữa, sữa không đủ chất hoặc là sự tác động từ phía gia đình, bạn bè xuang quanh khiến mẹ lung lay ý chí và manh nha có ý định kết hợp thêm sữa ngoài cùng với sữa mẹ. Như vậy nên hay không? Tác hại là gì? Bạn cần sáng suốt hiểu vấn đề nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài - Nên hay không nên?
Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài – Nên hay không nên?

Giá trị của nguồn sữa mẹ

Nguồn dinh dưỡng vô giá không thể thay thế, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng thể chống lại bệnh tật, dị ứng và các bệnh nhiễm trùng. Tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và ruột của bé. Chất sắt trong sữa mẹ luôn dễ hấp thu hơn rất nhiều so với chất sắt trong sữa công thức.

Sữa mẹ sẽ hạn chế nguy cơ gây bệnh: tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, cảm lạnh, hen suyễn… Hạn chế tối đa chứng béo phì, tiểu đường và tim mạch về sau. Thúc đẩy sự phát triển của xương hàm.

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

  • Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm cân sau khi sinh: do cơ thể cần thêm năng lượng cần thiết để sản xuất sữa mẹ (lên đến 500 Kcal mỗi ngày) nên việc này khiến mẹ đốt cháy Kcal rất nhiều, mau chóng lấy lại vóc dáng tốt.
  • Giúp mẹ tránh thai hiệu quả hơn một cách tự nhiên nhất: Các bà mẹ cho con bú thường xuyên trong thời gian dài và cho bú đêm thường làm chậm thời gian có thai kế tiếp hơn.
  • Giúp giảm nguy cơ bệnh tật: kích thích sản xuất hormone bảo vệ, giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú và buồng trứng, vậy nên mẹ hãy kéo dài thời gian cho con bú càng lâu càng tốt đó mẹ ơi.
  • Giúp thắt chặt tình cảm giữa của 2 mẹ con: mẹ sẽ cảm nhận và thấu hiểu con nhất bằng cách trực tiếp cho con bú mẹ.
  • Ngoài ra vô cùng tiện lợi, không mất thời gian đun hâm hay pha sữa theo 1 tỉ lệ thật chuẩn, 24/24 con có thể tu ti, chỉ cần con muốn thôi!
Sữa ngoài không thể giá trị bằng sữa mẹ
Sữa ngoài không thể giá trị bằng sữa mẹ

Tác hại của nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài

  • Có ảnh hưởng lớn đến lượng sữa mẹ không?

Sữa mẹ được tiết ra ít hay nhiều tùy thuộc vào nhu cầu bú của mỗi bé, bé bú càng nhiều thì mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Nếu bé ăn sữa ngoài nhiều hơn bú sữa mẹ thì đồng nghĩa với việc ngực mẹ sẽ sản xuất ra ít sữa hơn, tiêu cực hơn thì sẽ làm sữa mẹ ngày càng “cạn” dần. Nếu bé ít bú sữa mẹ đi thì có thể mẹ bị mất sữa nữa.

Muốn đảm bảo được lượng sữa mẹ luôn dồi dào để bé không phải kết hợp ăn thêm sữa ngoài mẹ nên sử dụng trà lợi sữa, ngũ cốc lợi sữa kết hợp vớt mát xa, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn, tìm hiểu thêm về cách cho bé bú đúng sẽ giúp mẹ giải quyết các vấn đề về sữa để mẹ không phải cho con bú kết hợp với ăn sữa ngoài nữa.

  • Khi trẻ đã quen với bú bình thì điều gì sẽ xảy ra đây?

Chắc chắn số cữ bú bình sẽ tăng lên do trẻ sẽ ngày càng ngại bú mẹ hơn vì sữa trong bình chảy ra nhanh hơn, dễ ti hơn trong khi đó bú mẹ phải mút mạnh và đòi hỏi kĩ thuật bú cao hơn thì sữa mới chảy ra. Thêm vào đó là ăn sữa ngoài thì bé sẽ no lâu hơn và ít đòi ăn hơn cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ ít đi.

Bên cạnh đó thì hệ tiêu hóa của con sẽ bị “mệt” hơn, làm việc vất vả hơn và số lần đại tiện cũng giảm đi đáng kể vì sữa bột khó tiêu hơn sữa mẹ. Bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài thì phân sẽ cứng hơn, đậm màu hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

  • Có nên pha chung sữa mẹ với sữa bột cho bé ăn cùng lúc hay không?

Nếu như mẹ vẫn giữ quan điểm rằng muốn nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài thì tuyệt đối không nên pha trộn lẫn sữa mẹ với sữa bột vì làm lãng phí sữa mẹ nếu trẻ không bú hết bình sữa, trong khi đó sữa mẹ đang khan hiếm. Nguy hại hơn là có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc ngộ độc. Tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ trước, nếu bé còn đói thì hãy cho trẻ bú thêm sữa bột sau.

Một số lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài

  • Mỗi lần cho bé ăn, mẹ nên ưu tiên cho bé bú cạn sữa mẹ trước, sau đó nếu bé còn đói mới cho bé bú thêm sữa ngoài dựa theo lượng sữa mà mẹ thiếu. Khi mới bắt đầu cho bé bú ngoài nên quan sát theo dõi biểu hiện của bé để biết lượng sữa cần cho bé bú cũng như bé có hấp thụ hoặc có vấn đề tiêu hóa gì hay không. Khi cho trẻ uống sữa công thức nên làm nóng trên lửa trong 3-5 phút, vừa khử trùng vừa giúp bé dễ tiêu hóa.
  • Tìm loại sữa ngoài phù hợp với con. Hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu về việc nuôi con bằng sữa công thức. Tập làm quen với các dụng cụ và các loại sữa công thức có bán ngoài thị trường. Nếu con bạn là đứa dẽ dị ứng thì mẹ lại càng phải chú tâm nhiều hơn về việc lựa chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định mua.
  • Tuân thủ các quy tắc vệ sinh: con yêu đặc biệt nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch còn non nớt. Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiệt trùng bình sữa cũng như dùng nước ở nhiệt độ thích hợp khi pha sữa giúp bạn tránh khỏi lo lắng về những nguy hiểm đe dọa sức khỏe của trẻ khi dùng sữa công thức.
  • Hết sức duy trì cho bé bú mẹ đều đặn: Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài dễ dẫn đến việc mẹ cho bé hoàn toàn bằng sữa ngoài, có thể do con hoặc do mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh mà còn có những lợi ích to lớn như đã được trình bày ở trên. Hơn nữa, một số sữa mẹ có sữa hơi chậm, nhưng cơ thể sau sinh sẽ từ từ phục hồi, lượng sữa sẽ tăng lên từ từ. Nếu mẹ cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa ngoài thì tuyến sữa sẽ tắc hoàn toàn, trẻ không được bú sữa mẹ là 1 thiệt thòi to lớn, mẹ dù sữa ít cũng nên kiên trì cho bé bú mẹ và sử dụng các biện pháp như: thực phẩm lợi sữa, ngũ cốc lợi sữa, trà lợi sữa như đã giới thiệu với các mẹ.

Bất luận như thế nào thì việc kết hợp ăn sữa mẹ và sữa ngoài đối với bé là một điều không may mắn bởi những tác hại có thể gặp phải như đã nói thì trẻ sẽ dần xa cách với mẹ hơn, dần mất đi sự kết nối tình cảm. Ở một khía cạnh khác thì việc nuôi con bằng cả sữa mẹ và sữa ngoài càng làm cho mẹ thêm bận rộn, stress trong việc cân bằng giữa đảm bảo hoạt động tiết sữa mẹ của cơ thể và chọn lựa cũng như pha chế, vệ sinh các loại sữa bột ngoài.

All search results