Toàn cảnh chuyện vắt sữa non trước khi sinh

Nhiều người nói rằng, vắt sữa non trước sinh có thể tạo ra những cơn co tử cung gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Nhưng cũng có rất nhiều chuyên gia khuyên bạn nên vắt sữa non trước sinh. Thậm chí ở Việt Nam, đã từng có giai đoạn việc vắt sữa non trở thành trào lưu của các mẹ bầu.

Vậy việc vắt sữa non có thực sự tốt, hay nó có gây nguy hiểm cho mẹ bầu hay không?

Theo chuyên gia sữa mẹ – đồng thời là nhà nghiên cứu chuyên môn trong lĩnh vực y dược, DS Hương người đã hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hướng dẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đã chia sẻ cho chúng tôi câu chuyên toàn cảnh về việc vắt sữa non trước sinh. Hãy cùng lợi sữa Mommy và DS Hương tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Vắt sữa non trước khi sinh
Vắt sữa non trước khi sinh

Có nên vắt sữa non trước khi sinh không?

Chào DS Hương, DS có thể cho các mẹ bầu được biết là mẹ bầu có nên vắt sữa non trước khi sinh hay không, và việc đó có an toàn không ạ?

Trước đây, theo quan niệm truyền thống, cũng như theo quan điểm của nhiều người trong giới chuyên môn, người mẹ khi mang bầu không nên vắt sữa non, cũng không nên cho con bú trong thời gian mang thai, vì điều này sẽ khiến cơ thể mẹ sản sinh ra hormone oxytocin, một loại hormone làm co thắt tử cung.

Tuy nhiên, với quan điểm hiện đại và thực tế ở các mẹ bầu, việc nuôi bú song song (tức cho con bú trong thời gian mang thai) hay việc vắt sữa non trước sinh (vắt đúng, phù hợp) sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi ở trong bụng mẹ.

Những ai nên vắt sữa non trước khi sinh?

Vậy DS có thể giải thích cho các mẹ được biết là tại sao vắt sữa non lại trở thành trào lưu như hiện nay? Và những ai thì nên vắt sữa non?

Tất cả chúng ta đều biết sữa non rất quý giá với trẻ sơ sinh, và mình sẽ nói lại một chút về việc vì sao nó lại quý giá. Đó là bởi:

  • Sữa non dễ tiêu hóa và là thực phẩm lý tưởng đầu tiên dành cho bé.
  • Sữa non cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo cho bé, bởi nó có tỉ lệ protein cao hơn nhiều so với sữa trưởng thành, quan trọng nhất trong số đó là globulin miễn dịch, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé. Ngoài ra, hàm lượng chất béo, muối và khoáng chất trong sữa non tương đối cao, giúp bé không bị mất nước trong những ngày đầu mới sinh.
  • Thêm một lý do nữa khiến sữa non trở nên quý giá đối với trẻ sơ sinh, đó là việc ăn sữa non cung cấp năng lượng cao và giúp tăng quá trình đào thải phân su (giúp những chuyển động ruột đầu tiên của bé hoạt động nhịp nhàng) từ đó hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ.

Vì những giá trị mà không một thực phẩm nào khác có thể đem lại được, nên rất nhiều mẹ mong muốn bé sinh ra dù sinh thường hay sinh mổ đều sẽ được ăn sữa non của mẹ.

Ở Việt Nam, tỉ lệ sinh mổ khá cao, và với những mẹ sinh mổ để bé có thể được ăn sữa non của mẹ, các mẹ bầu đã phải vắt sữa non trước sinh. Tâm lý lo lắng không có sữa ngay cho bé cũng diễn ra ở các mẹ sinh thường, vì vậy, với những mẹ dù có dự định sinh thường, để an tâm cũng sẽ vắt sữa non trước khi sinh.

Vậy thực tế, có cần phải vắt sữa non trước khi sinh không? Và những trường hợp nào thì nên vắt?

Thực tế, các chuyên gia y tế sẽ khuyên những mẹ bị tiểu đường thai kì, những mẹ khi đi siêu âm có chuẩn đoán là bé bị sứt môi, hở hàm ếch, những bé bị down, hay có biến chứng tim bẩm sinh thì người mẹ nên vắt sữa non để chuẩn bị cho bé.

Ngoài ra, những mẹ dự kiến sinh mổ, hay những mẹ có đầu ti to, ti thụt, ti hình đĩa… cũng nên vắt sữa non để chuẩn bị trước, hoặc nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia để được hỗ trợ tập cho bé bú đúng khớp ngậm ngay sau sinh.

Với những mẹ có nguy cơ sinh non, hay có tiền sử dọa sảy thai hoặc có bệnh liên quan đến tử cung thì tuyệt đối không nên vắt sữa non trước khi sinh.

Mẹ có nguy cơ sinh non
Mẹ có nguy cơ sinh non tuyệt đối không vắt sữa non

Khi nào là thời điểm thích hợp để vắt sữa non trước khi sinh?

Tất cả các mẹ bầu khi vắt sữa non trước sinh đều lo lắng đến vấn đề an toàn cho thai nhi. Vậy DS có thể cho mọi người được biết: khi nào là thời điểm thích hợp để vắt sữa non trước khi sinh không ạ?

Theo nghiên cứu, tuyến sữa mẹ được hình thành và phát triển ngay từ khoảng tuần thứ 6 – 8 của thai kì, và bắt đầu sản xuất sữa non ở tuần thứ 16-20. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các chuyên gia đều khuyên rằng mẹ bầu chỉ nên vắt sữa sớm nhất là sau khi thai đã được 36 tuần tuổi. Một điều lưu ý nữa là việc vắt sữa non không giống như vắt sữa bình thường, cần tuân thủ số lần vắt cũng như kĩ thuật vắt để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn cách vắt sữa non trước khi sinh

Dược sĩ có thể hướng dẫn chi tiết cách vắt sữa non để các mẹ có thể yên tâm và biết cách chuẩn bị sữa non cho bé trước khi sinh được không ạ?

Để đảm bảo an toàn trong việc vắt sữa non, các mẹ cần lưu ý:

  • Chỉ được vắt bằng tay, không vắt bằng máy.
  • Chỉ nên vắt khoảng 5 phút/ lần và khoảng 2-3 lần/ ngày.
  • Dừng ngay khi có dấu hiệu cơn co thắt tử cung.

Có một việc nữa mà các mẹ cũng cần lưu ý đó là theo nghiên cứu thì có đến 25% các mẹ bầu không thể vắt được sữa non trước khi sinh. Các mẹ cần hiểu rằng, 25% các mẹ không vắt được sữa non trước sinh này vẫn là hoàn toàn bình thường, và không liên quan gì đến việc sau sinh mẹ có sữa hay không có sữa, nhiều sữa hay ít sữa.

Một lưu ý nhỏ nữa mà các mẹ cần biết, đó là lượng sữa non vắt được ở mỗi mẹ cũng sẽ khác nhau, có mẹ mỗi lần chỉ vắt được 1-2 ml, có những mẹ thì có thể vắt được 5-7ml. Số lượng rất ít, chứ không nhiều như sữa trưởng thành. Vì vậy, nếu mẹ không vắt được nhiều thì cũng không cần quá lo lắng.

Và giờ mình sẽ hướng dẫn các mẹ cách vắt sữa non trước sinh:

Bước 1: Chuẩn bị tâm lý thoải mái.

Như mình đã nói ở trên, trong 5 mẹ thì có 1 mẹ sẽ không vắt được sữa non, và nếu bạn rơi vào số đó thì việc đơn giản bạn cần làm là cho bé bú mẹ sớm ngay sau sinh.

Bước 2: Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Nên uống nước ấm hoặc các sản phẩm dinh dưỡng dành cho bà bầu.

Bước 3: Massage trước khi vắt để tạo phản xạ tiết sữa

Về cách massage mẹ có thể làm như sau:     

Cách massage cho mẹ
Cách massage cho mẹ để tạo phản xạ tiết sữa

Lưu ý, nên dùng khăn nhúng nước nóng, hoặc dùng nước nóng để chườm nóng trước khi massage.

Hoặc có một cách nữa cũng rất đơn giản, là mẹ có thể chườm nóng và massage trong lúc tắm, và sử dụng vòi hoa sen ở chế độ nước nóng để thay cho việc chườm nóng bằng khăn.

Bước 4: Vắt sữa non bằng tay

Các bước để vắt sữa non như sau:

  • Rửa tay
  • Mở tay hình chữ C, đặt ngón tay cái phần đỡ ngón tay trỏ trên mép quầng thâm.
  • Ấn nhẹ về phía bầu ngực sau đó di chuyển các ngón tay cái và ngón trỏ cùng nhau để tạo ra một chuyển động nhẹ nhàng, nhịp nhàng.
  • Lực ép từ giữa ngón tay cái và ngón trỏ phải thoải mái, không gây đau và không gây bầm tím.
  • Tiếp tục làm nhịp nhàng như vậy cho đến khi tạo ra phản xạ tiết sữa và sữa chảy ra ở đầu núm vú.
  • Vì sữa non rất ít và đặc sánh, do đó để thu được những giọt sữa non, các mẹ bầu cần sử dụng những xi lanh vô trùng để hứng từng giọt.

Video hướng dẫn vắt sữa bằng tay

Bảo quản và sử dụng sữa non như thế nào?

Chị có thể hướng dẫn cho các mẹ cách bảo quản sữa non và cách cho các bé ăn sữa non từ những xi lanh như thế nào được không ạ?

Như mình đã hướng dẫn ở trên, thì các mẹ nên thu sữa non vào từng xi lanh. Sau đó nên để nguyên cả xi lanh vào túi zip hoặc hộp chuyên dụng hay hộp lock & lock cũng được. Sữa nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ để được khoảng 24-48h, và nếu để ngăn đá tủ lạnh có thể để được vài tháng.

Những bé sơ sinh dạ dày rất nhỏ, những bữa ăn đầu tiên các bé chỉ cần ăn khoảng 5-7ml sữa non, vì vậy khi bảo quản, bạn cũng chỉ nên để tầm 5-7ml trong mỗi xi lanh. Nếu 1 lần vắt của bạn được ít, chỉ khoảng 1-2ml thì bạn có thể để trong tủ lạnh và vắt thêm 2 lần nữa để đủ 5ml và góp chung vào 1 xi lanh sau đó bảo quản trên tủ đá.

Khi sử dụng, bạn cần rã đông trong tủ lạnh hoặc dùng 2 tay vê ống xi lanh cho ấm lên sau đó hâm nóng sữa trong xi lanh bằng cách để nguyên xi lanh trong túi zip và thả vào nước ấm khoảng 40 độ.

Khi cho trẻ sơ sinh ăn, bạn có thể cho ăn bằng xi lanh hoặc đổ ra chén cho ăn bằng thìa. Tốt nhất không nên sử dụng bình, vì với các bé sơ sinh nếu cho ăn bình bé sẽ rất dễ bỏ ti mẹ hoặc ngậm sai khớp ngậm hay còn gọi là bú không đúng cách.

Bạn có thể cho trẻ sơ sinh ăn bằng xi lanh hoặc thìa
Bạn có thể cho trẻ sơ sinh ăn bằng xi lanh hoặc thìa

Các mẹ bầu thường chuẩn bị rất nhiều đồ cho bé nhưng đa phần đều quên chuẩn bị sữa mẹ cho con.

Để giúp quá trình tạo sữa non hiệu quả hơn, cũng như biết cách cho bé ăn bằng xi lanh hay ăn bằng thìa, bằng cốc đúng cách, mẹ bầu có thể tham khảo liệu trình đầy đủ “chuẩn bị sữa non cho con” của Lợi sữa Mommy với dòng sản phẩm Mommy care.

>>> Link tham khảo sản phẩm: https://loisuamommy.com/san-pham/mommy-care/

All search results