Các dấu hiệu của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thiếu canxi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu để bổ sung canxi cho bé trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, hầu như chế độ dinh dưỡng của mẹ không thể đảm bảo đủ lượng canxi cần thiết cho bé phát triển. Thậm chí, khi bé bắt đầu ăn dặm, lượng canxi cung cấp cho bé càng thiếu hụt hơn. Thiếu canxi gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trong đó sự phát triển thể chất của bé là một trong các yếu tố đó.

Vậy, dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi là gì? Và mẹ phải làm gì nếu bé bị thiếu canxi?

dấu hiệu thiếu canxi

1. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu canxi

Thiếu canxi khiến bé chậm phát triển, kém phát triển chiều cao, răng và xương nhất là trong độ tuổi bé đang phát triển. Việc mẹ không bổ sung đầy đủ canxi cho bé không thể bù đắp khi bé đã qua giai đoạn phát triển. Vậy mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu của việc bé đang thiếu canxi và có phương pháp bổ sung phù hợp.

1.1 Rụng tóc vành khăn

Rụng tóc nói chung và rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ nói riêng là dấu hiệu đặc trưng của việc tiếu Canxi. Bé bị rụng tóc theo vành khăn là do việc bé nằm nhiều, ma sát nhiều với gối gây nên tóc rụng theo các vị trí masat này tạo thành hình vành khăn.

1.2 Răng

Việc cung cấp đầy đủ canxi giúp bé phát triển răng và bảo vệ răng tốt nhất. Bé bị thiếu canxi dễ dẫn đến tình trạng chậm mọc răng, răng mọc lộn xộn không thẳng hàng, răng dễ rụng… Khi mẹ thấy bé có các dấu hiệu bất thường về răng thì nên cho bé đi khám để xác định tình trạng canxi trong máu của bé.

1.3 Ngủ không sâu giấc, giật mình, quấy khóc đêm

Canxi đóng vai trò quan trọng trong hệ thần kinh của bé. Cung cấp đầy đủ canxi giúp trí não bé hoạt động và phát triển tốt, đồng thời nó cũng giúp điều tiết giấc ngủ của bé. Hãy để ý giấc ngủ của bé nếu bé ngủ không sâu giấc, hay thức đêm hay quấy khóc về đêm thì có thể bé đang bị thiếu Canxi.

1.4 Chán ăn, biếng ăn

Thiếu canxi gây nên tình trạng biếng ăn, chán ăn ở bé. Cũng có thể do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi khiến bữa ăn không ngon miệng với bé.

1.5 Thường xuyên nôn trớ, ọc sữa, nấc

Thiếu hụt canxi còn có thể khiến trẻ bị co thắt thanh quản dẫn đến trẻ hay bị ho, khó thở, co thắt dạ dày làm trẻ hay bị nôn trớ hoặc bị nấc cụt. Những trường hợp nặng còn có thể ngưng thở và thở nhanh, bé xuất hiện các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.

dấu hiệu thiếu canxi

1.6 Mồ hôi trộm

Thiếu canxi gây nên tình trạng ra mồ hôi trộm, nhiều ở trán, gáy,lưng nhất là những vị trí kín gió càng ra nhiều vì mồ hôi không kịp bay hơi. Tình trạng ra mồi hôi trộm này xảy ra cả ở mùa đông và cả khi bé không hoạt động nhiều. Mẹ cần theo dõi, phát hiện sớm tình trạng ra mồ hôi vì lượng mồ hôi nhiều dễ khiến bé bị nhiễm lạnh bằng cách kiểm tra thường xuyên các vị trí dễ ra mồ hôi.

1.7 Chậm phát triển xương khớp, thóp chậm cứng

Bé chậm phát triển chiều cao, chân tay dễ bị biến dạng, lỏng lẻo, thóp ở đầu chậm cứng, là những biểu hiện của việc thiếu canxi. Việc này dẫn đến tình trạng trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, lùn trong tương lai.

1.8 Ảnh hưởng hệ thần kinh, kém nhận thức

Canxi là một chất quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh. Việc thiếu canxi dẫn đến hệ thần kinh hoạt động chậm, bé phản ứng chậm hơn. Ngoài ra, Canxi còn là góp phần làm trung gian trong cơ chế phản hồi feedback từ các cơ quan. Các cơ quan bị tổn thương sẽ thông báo đến hệ thần kinh, hệ thần kinh đưa ra phán đoán và phản hồi đến các cơ quan chức năng trong cơ thể sản xuất các chất cần thiết để giúp các cơ quan tổn thương có thể phục hồi.

2. Cách kiểm tra chính xác tình trạng thiếu canxi của bé

Dựa vào các triệu chứng như trên, mẹ có thể nhận ra được tình trạng trẻ đang thiếu canxi hay không nhưng không thể biết được cụ thể tình trạng bé thiếu bao nhiêu canxi và cần bổ sung bao nhiêu canxi. Hơn nữa, một số dấu hiệu đôi khi cũng không rõ ràng khiến mẹ phân vân.

Nếu mẹ nhạn thấy bất kì biểu hiện nào của việc bé đang bị thiếu canxi, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để có phương pháp xác định tình trạng thiếu canxi của bé chính xác nhất

dấu hiệu thiếu canxi

Nếu bé thiếu canxi trong máu để duy trì các hoạt động thông thường hằng ngày cũng như các hoạt động thần kinh, cơ thể sẽ tự huy động canxi trong xương và răng để tăng nồng độ canxi trong máu đủ cho cơ thể bé hoạt động, vì vậy hàm lượng canxi trong xương sẽ bị giảm. Vậy nên, để xác định chính xác nhất tình trạng thiếu canxi ở bé, bác sĩ cần xác định canxi trong máu và cả nồng độ canxi trong xương.

Các kết quả này kết hợp với nhau sẽ giúp bác sĩ phán đoán tình trạng thiếu canxi của bé và có phương pháp bổ sung phù hợp để điều chỉnh hàm lượng canxi về bình thường. 

Đọc thêm: Các lưu ý khi bổ sung canxi cho bé. 

Hi vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm thông tin để xác định bé nhà mình có đang bị thiếu canxi hay không và có phương án bổ sung kịp thời cho bé. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi cho bé.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results