Cách kích sữa bằng máy hút sữa xin đừng thần thánh hoá

Rất nhiều mẹ khi tâm sự với mình đều nói rằng: “chị ơi em đang dùng cách kích sữa bằng máy hút sữa” hoặc “chị ơi, trường hợp của em có cần vắt hút không?” hay “chị ơi, em có vắt sữa bằng máy mà được có 20ml thôi, em ít sữa lắm”. Phần lớn các mẹ bỉm sữa hiện nay đều có những ảo tưởng sai lầm về vấn đề vắt hút, thậm chí thần thánh hóa. Chúng ta hãy cùng xem những ảo tưởng này là gì nhé!

Ảo tưởng 1: Hút sữa bằng máy phản ánh lượng sữa cơ thể mẹ sản xuất ra được

Trên thực tế, đây hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Lượng sữa bạn vắt được không hề phản ánh lượng sữa mà tuyến sữa của bạn có thể sản xuất ra khi bé bú. Cơ chế tiết sữa của cơ thể mẹ là cơ chế hormon. Khi con bú mẹ, bé sẽ tạo ra được phản xạ mút và truyền đến tuyến yên. Tuyến này có nhiệm vụ sản sinh ra hai loại hormon là Prolactin và Oxytoxin. Prolactin có tác dụng kích thích tuyến sữa sản xuất sữa và Oxytoxin có tác dụng co thắt các tế bào cơ trơn của nang sữa, ép sữa ra ngoài.

Suy nghĩ sai lầm về lượng sữa mẹ khi dùng máy hút sữa
Suy nghĩ sai lầm về lượng sữa mẹ khi dùng máy hút sữa

Một chiếc máy vắt hút có tác dụng mô phỏng những vận động này của miệng và lưỡi bé. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như lịch vắt hút, thời gian vắt, kĩ thuật vắt hút và tâm lý vắt hút. Nếu mẹ không nắm được những vấn đề này, cách kích sữa bằng máy hút sữa sẽ không hiệu quả. Đó là lời giải thích cho tình trạng nhiều mẹ đủ sữa cho con bú, thậm chí ngực căng nhưng vắt không ra sữa.

>>> Đọc thêm: 9 cách kích sữa hiệu quả từ chuyên gia

Ảo tưởng 2: Kích sữa bằng máy hút sữa làm tăng lượng sữa cơ thể mẹ tiết ra mỗi lần con bú

Không hoàn toàn chính xác! Cơ thể mẹ tiết sữa dựa trên nhu cầu của con. Cách kích sữa mẹ bằng cách vắt thì có thể tổng lượng sữa sản xuất trong một ngày sẽ tăng lên, nhưng lượng sữa trong một cữ bú của bé thì lại không liên quan đến việc bạn vắt hay không vắt sữa. Yếu tố giúp cơ thể hiểu được nhu cầu của con trong một cữ mà con bú chính là nhờ vào cách con bú và thời gian con bú. Một số mẹ thì cho rằng, để nhiều sữa thì con bú xong mẹ nên vắt nốt ra. Nhưng điều này chỉ đúng với những mẹ đang thừa sữa, còn với những mẹ đang không đủ sữa cho con thì cách làm đó lại không giúp ích cho việc kích sữa.

Ảo tưởng 3: Vắt hút bằng máy hiệu quả hơn cho con ti mẹ trực tiếp

Sai!!! Vắt hút, như đã nói ở trên, chỉ mô phỏng phản xạ mút của bé, và hàng “giả” thì thể so sánh với hàng “thật” được. Khi bé ti mẹ, lực do miệng và lưỡi của bé tạo ra vừa là lực hút vừa là lực ép. Trong khi máy vắt hút chỉ có thể mang đến lực hút.

Bên cạnh đó, phản xạ mút được truyền đến cơ thể mẹ thông qua các đầu dây thần kinh ở đầu ti và quầng thâm, nghĩa là liên quan đến cơ chế thần kinh. Vì vậy đối với những mẹ thần kinh kém nhạy cảm thì phản xạ mút được tạo ra từ máy vắt sữa sẽ không được hiệu quả triệt để bằng bé bú trực tiếp. Đó cũng là một trong những nguyên do dẫn đến vấn đề có mẹ vắt được nhiều sữa và có mẹ vắt được ít sữa.

Cho con bú trực tiếp hiệu quả hơn nhiều
Cho con bú trực tiếp hiệu quả hơn nhiều so với máy hút sữa

Hơn thế nữa, việc cho con ti mẹ trực tiếp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn vắt hút. Bên cạnh mẹ cho con bú trực tiếp sẽ giảm được nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng theo một số nghiên cứu.

Việc cho con bú cũng sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Việc phải lách cách rửa bình rồi vắt hút mỗi 3 tiếng một lần (có mẹ còn mỗi 2 tiếng), đặc biệt là vào ban đêm, việc phải đánh số ngày từng túi sữa, trữ đông rồi lại hâm nóng thật sự rất mệt mỏi. Ngoài ra, chất lượng sữa mẹ khi con được bú trực tiếp cũng sẽ tốt hơn rất nhiều so với sữa trữ đông. Thực tế, nhiều bé không thích mùi vị của sữa trữ đông.

Khi nào mẹ nên vắt hút?

Qủa thật, trong một số trường hợp, nếu muốn cho con ăn sữa mẹ hoàn toàn, mẹ bắt buộc phải vắt hút:

– Mẹ phải đi làm không có thời gian cho con bú.

– Bé gặp vấn đề về môi, lưỡi (dị tật hoặc dính hãn lưỡi), hoặc các vấn đề về mũi, họng và đường hô hấp.

– Con bỏ bú mẹ trong thời gian dài, mẹ không thể tập cho con ti lại.

Đây đều là những trường hợp con không thể bú mẹ trực tiếp được thì kích sữa bằng máy hút sữa chính là phương pháp duy nhất. Nếu mẹ không cho con bú, cũng không vắt hút, cơ thể mẹ sẽ hiểu rằng con không cần sữa và không sản xuất sữa cho con nữa, dần dần mẹ sẽ mất sữa hoàn toàn.

Hoặc nếu mẹ muốn dư sữa thêm ra để trữ đông cho con hoặc mẹ muốn chia sẻ sữa với các mẹ khác thì mẹ cũng nên cân nhắc đến cách kích sữa bằng máy hút sữa.

Làm thế nào để vắt hút hiệu quả?

Vấn đề đầu tiên: Mẹ cần chuẩn bị trước khi bắt đầu vắt hút chính là kiên trì.Vắt hút không phải là sinh lý, do đó muốn vắt hút hiệu quả mẹ cần phải có thời gian luyện tập. Có mẹ sẽ thành công sau 1-2 tuần nhưng có mẹ phải mất đến vài tháng mới có thể thấy được hiệu quả. Vì vậy, nếu chỉ vì 1,2 lần vắt không ra sữa mà mẹ đã chán nản thì quá trình vắt hút của mẹ chắc chắn sẽ thất bại.

Vấn đề thứ hai: Là phương pháp vắt hút. Vắt hút, như đã nói ở trên, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

Môi trường vắt hút:Mẹ nên vắt hút ở môi trường quen thuộc và thoải mái, tránh những tác động có thể làm gián đoạn quá trình vắt hút.

Lịch vắt hút: Nếu mẹ vẫn đang cho con bú và chỉ muốn vắt hút để dư sữa thì hàng ngày mẹ chỉ nên vắt tầm 2-3 lần. Nếu mẹ vắt hút hoàn toàn thì mẹ cần tạo cho mình một lịch sinh học vắt hút từ 8-10 lần/ngày. Bên cạnh việc tuân thủ đúng số lần vắt, mẹ cần phải vắt đúng giờ. Việc này sẽ khiến cơ thể mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn để sản xuất sữa.

Thời gian vắt hút: mẹ nên vắt hút đủ cữ từ 20-25 phút/lần mỗi bên. Đối với những mẹ có quỹ thời gian eo hẹp thì việc đầu tư một chiếc máy vắt hút điện đôi là cần thiết để rút ngắn thời gian vắt hút. Tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy vắt bằng tay hiệu quả hơn thì mẹ nên áp dụng cách kích sữa bằng máy hút sữa bằng tay.

Tâm lý khi vắt hút: Nếu bạn stress, mệt mỏi hoặc đơn giản khi vắt hút,bạn cứ thường xuyên nhìn chằm chằm vào bình sữa xem mình vắt được bao nhiêu sữa, sẽ gây ức chế phản xạ tiết sữa và khiến sữa càng ngày càng ít. Thay vào đó, bạn hãy xem phim, nghe nhạc, lướt facebook. Hãy tận hưởng thời gian vắt hút của bạn thay vì nghĩ đó là nghĩa vụ.

Để bé giúp mẹ vắt hút: Nghe có vẻ buồn cười nhưng thực tế, chính mối liên kết giữa mẹ và bé khi con bú mẹ cũng góp phần khiến quá trình tạo sữa và tiết sữa của mẹ hiệu quả hơn. Vì vậy, việc bạn ôm bé, cầm tay bé, nghĩ về bé hoặc có thể giữ quần áo hay khăn sữa của con ở bên cạnh sẽ giúp ích cho quá trình vắt hút của ban.

Vấn đề thứ 3: Tuyến sữa và nang sữa của mẹ phải hoạt động hiệu quả. Đây là cơ quan có chức năng sản xuất sữa và cung cấp sữa cho bé, vì vậy nếu cơ quan này hoạt động không tốt, thì dù mẹ có làm cách gì cũng sẽ không đủ sữa cho con bú. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm lợi Sữa Mommy giúp cải thiện hoàn toàn tuyến sữa và nang sữa từ bên trong.

Vắt hút là một trong những phương pháp để kích sữa. Nhưng thay vì có những ảo tưởng sai lầm dẫn đến việc vắt hút không hiệu quả, mẹ nên tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn về cơ thể mẹ, vấn để tiết sữa và làm thế nào để cách kích sữa bằng máy hút sữa thật sự hiệu quả. Hãy trở thành một người mẹ thông thái để mang đến những điều tốt nhất cho con mẹ nhé!

All search results