Bé ăn không hết sữa có thể tái bảo quản lạnh hoặc đông lạnh được không?

tái bảo quản s   ữa         Trẻ sơ sinh có thể ăn nhiều hơn hoặc ít sữa hơn bạn mong đợi. Thông thường, có thể rất khó khăn khi cung cấp cho con một lượng sữa vừa phải cho một bữa ăn. Thêm vào đó, mỗi em bé là khác nhau, vì vậy các em bé sẽ ăn số lượng sữa khác nhau so với những đứa trẻ khác, điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu được nhu cầu sữa của em bé nhà bạn ở mức nào và từ đó định lượng được chính xác hơn. Tuyệt đối không nên ép buộc em bé ăn nhiều hơn hoặc cắt giảm lượng sữa so với nhu cầu ăn uống của chúng.

tai bao quan sua

        Nếu em bé không ăn hết sữa, bạn có thể sẽ muốn biết rằng liệu bạn có thể tái sử dụng phần sữa này hay không, để bạn không bị lãng phí nó?

        Các bà mẹ cho con bú hãy khám phá và tìm hiểu các kiến thức về sữa mẹ còn sót lại trong bình và mẹo để bảo quản chúng đúng cách cho bữa ăn tiếp theo mà Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC sẽ giới thiệu ngay sau đây!.

Bé không bú hết sữa mẹ có thể dùng lại được không?

        Tin tốt là sữa chưa được em bé ăn hết chắc chắn có thể được tái sử dụng với điều kiện bảo quản tốt ở nhiệt độ phòng lí tưởng trong thời gian giới hạn cho phép. Bạn cần biết làm thế nào để làm điều này đúng cách, vì vậy bạn không nên để thiên thần bé nhỏ của mình gặp bất kì rủi ro sức khỏe nào. Đọc kĩ hướng dẫn sau đây của chúng tôi:

tai bao quan sua

  • 1. Bạn có thể bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng trong khoảng 4 giờ trong điều kiện an toàn. Nếu bạn chọn làm điều này, nó có thể là một giải pháp tốt cho những em bé thường xuyên ăn, ví dụ, cứ sau 3 giờ .
  • 2. Hãy lưu ý việc để đặt sữa trên bàn nhưng không được để dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào vì điều này sẽ thay đổi chất lượng sữa mẹ nhanh hơn rất nhiều. Đóng nắp chai đúng cách và không đặt nó bên cạnh bếp hoặc lò nướng nếu bạn đang sử dụng vì nó sẽ sinh nhiệt và làm hỏng sữa mẹ ngay.
  • 3. Nhiệt độ tối ưu để lưu trữ sữa mẹ ở nhiệt độ phòng tốt nhất là giữa 20 độ C và 22 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ có thể thấp hơn 20 độ C nhưng không quá 22 độ C.
Bao lâu thì sữa mẹ được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng?

        Nhiệt độ phòng có nghĩa là khoảng 25 độ C không đổi trong toàn bộ thời gian bạn lưu trữ và bảo quản sữa mẹ. Điều chính bạn cần lưu ý nếu bạn lưu trữ sữa mẹ ở nhiệt độ phòng là hạn chế tối đa tốc độ phát triển của vi khuẩn đi vào sữa mẹ.

        Sữa mẹ có đặc tính miễn dịch quan trọng, nhưng nếu bạn để bình sữa không có nắp, có nghĩa là bạn đang mời vi khuẩn tiến vào sữa mẹ nhanh hơn. Quá nhiều vi khuẩn sẽ làm nhiễm khuẩn sữa nhanh hơn 4 giờ đồng hồ theo lí thuyết ban đầu.

        Ngoài ra, nếu nhiệt độ trong phòng bạn đang lưu trữ và bảo quản sữa mẹ là cao hơn nhiệt độ khuyến nghị 25 độ C, nó sẽ chỉ giúp vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng trong các chai/ bình hoặc túi chứa sữa sữa mẹ mà thôi. Vì vậy, hãy ghi nhớ việc đóng kín nắp bình sữa hoặc túi trữ sữa chuyên dụng thật đúng cách và bảo quản ở nhiệt độ phòng lí tưởng nhất!

tai bao quan sua

        Một số loại sữa mẹ dễ bị nhiễm khuẩn và khiến chúng tăng lên theo cấp số nhân hơn là những loại sữa mẹ khác. Tất cả các bà mẹ sữa đều là một cá thể khác nhau, và cấu trúc của sữa mẹ cũng vậy – hoàn toàn là riêng biệt. Nhưng bạn không thể biết tính chất của sữa mẹ mà bạn sản xuất ra là như thế nào, vì vậy tốt hơn hết là giữ an toàn tối đa và bảo quản nó tốt nhất có thể.

        Bạn cũng có thể bọc kín chai sữa trong một miếng vải lạnh hoặc khăn ẩm để giữ lạnh hơn trong khi bạn bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra, không để sữa dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào vì nó sẽ làm thay đổi nhiệt độ và chất lượng sữa mẹ theo hướng tiêu cực. Bạn cũng nên để nó cách xa cửa sổ hoặc bếp trong khi bạn đang nấu ăn.

tai bao quan sua

        Nếu bạn tôn trọng những điều kiện này, bạn có thể cho bé ăn sữa tươi vừa vặn trong 2 bữa với thời gian nghỉ khoảng 3 giờ ở mỗi cữ, điều này rất tốt cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vì nên cho bé ăn từ 2 đến 3 giờ một lần.

        Nếu bạn nhận thấy nhiệt độ trong phòng quá cao, việc đặt sữa vào tủ lạnh sẽ an toàn hơn. Nguy cơ ô nhiễm nó với vi khuẩn sẽ được hạn chế hơn nhiều.

        Nhiệt độ ở phòng khi thấp hơn mức khuyến nghị sẽ không làm sữa mẹ gặp bất kì nguy hiểm gì. Trên thực tế, nhiệt độ từ 25 độ C trở xuống được khuyến nghị để đảm bảo sữa mẹ vắt hút ra được an toàn và không bị thay đổi trong toàn bộ khung thời gian 4 giờ đồng hồ.

        Tóm lại, nếu em bé ăn không hết sữa sau khi đã rã đông và hâm nóng, bạn không phải lãng phí phần sữa đó nếu như nó được lưu trữ và bảo quản đúng cách, cũng như có thể giữ lại được các đặc tính của sữa mẹ được nhiều nhất có thể ở nhiệt độ phòng trong vòng 4 giờ đồng hồ với những khuyến nghị được nêu rất chi tiết bên trên đây.

        Điều quan trọng là học cách lưu trữ sữa một cách chính xác để bạn có thể sử dụng mỗi ml của sữa mẹ để nuôi con một cách hoàn hảo nhất!


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tìm hiểu thêm và đặt mua Mommy Night & Day tại đây

All search results