Làm sao để biết khi nào sữa mẹ lưu trữ bị hỏng?

Điều quan trọng nhất đối với sức khỏe của em bé khi mẹ thực hiện vắt hút sữa và lưu trữ sữa là làm sao để đảm bảo được sữa mẹ sau khi bảo quản, dù là ở nhiệt độ khác nhau hay môi trường lưu trữ khác nhau vẫn giữ lại được tối đa các chất dinh dưỡng và độ tươi ngon nhất có thể.

Có nhiều cách khác nhau để đảm bảo rằng sữa mẹ được bảo quản tốt nhất cho con. Việc xác minh rằng sữa mẹ lưu trữ có tươi hay không nên là một bước thực hiện cần thiết và quan trọng mà mọi mà mẹ cần biết.

Sữa mẹ lưu trữ bị hỏng

Cách kiểm tra sữa mẹ lưu trữ có bị hỏng hay không

Đừng sợ màu sắc và kết cấu kì lạ

Thông thường màu sắc và kết cấu sữa mẹ sẽ thay đổi. Phần lớn điều này phản ánh nhu cầu ăn uống thay đổi của bé. Yếu tố này không phải để đánh giá độ tươi của sữa. Màu sữa thường thay đổi trong quá trình bảo quản hoặc thậm chí là cho ăn mỗi lần. Đó là điều tự nhiên khi sữa thỉnh thoảng có màu hơi xanh, hơi trong, hơi vàng hoặc thậm chí là màu nâu.

Sữa mẹ lưu trữ bị hỏng

Nó cũng phổ biến với hiện tượng tách thành lớp sữa nhẹ hơn và sánh đặc hơn. Điều này không nguy hiểm, nhưng bạn nên nhẹ nhàng xoay nó để trộn cả hai lớp lại với nhau.

Cẩn thận với sữa đã 3 ngày tuổi

Sữa vắt ra thường có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với sữa công thức, nhưng thời hạn sử dụng của nó thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các chi tiết lưu trữ. Sau 3 ngày trong tủ lạnh, bạn nên ngửi sữa cẩn thận để xác minh rằng nó còn tươi nữa hay không.

Tương tự, bạn nên cẩn thận nếu sữa đã được để ngoài phòng trong 3 giờ mà không được làm lạnh.

Có thể lưu trữ sữa ở nhiệt độ phòng từ 3 đến 6 giờ tùy thuộc vào mức độ mát của căn phòng (nhưng lí tưởng nhất là trong vòng 4 giờ). Nếu bạn đang lưu trữ sữa trong máy làm mát cách nhiệt, có thể để nó trong tủ lạnh trong 24 giờ.

Kiểm tra sữa mẹ có mùi lạ hay không

Ngoài cách kiểm tra chất lượng sữa mẹ bằng mắt thường hoặc dùng mũi để ngửi, bạn cũng có thể nhận biết mùi vị lạ bằng cách nếm thử. Nếu ở điều kiện bình thường, sữa mẹ sẽ có mùi thơm đặc trưng hơi béo ngậy, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt. Nếu nếm thấy có vị khác lạ (vị tanh, chua, mùi hôi khó chịu..) thì có thể sữa đã bị hỏng.

Đừng băn khoăn về mùi kim loại hoặc xà phòng

Một số bà mẹ sẽ thấy rằng sữa của họ theo thời gian sẽ phát sinh mùi giống như xà phòng hoặc kim loại nếu được lưu trữ. Hương vị này không phải là dấu hiệu của sự hư hỏng và hầu hết các bé không bận tâm đến nó.

Ngăn ngừa việc sữa mẹ lưu trữ bị hỏng bằng các nào?

Lưu trữ ở phía sau của tủ lạnh

Lưu ý: Không phải ở cánh tủ hay gần với khu vực tiếp xúc với không khí bên ngoài khi mở tủ.

Giữ sữa trên hoặc gần cửa sẽ tiếp xúc với nhiệt độ hoặc biến động nhiệt độ nhiều hơn từ khi mở và đóng tủ lạnh trong thời gian sử dụng tủ lạnh vào mục đích khác. Ở phía sau – nơi sâu nhất trong tủ lạnh thì sữa sẽ lạnh hơn và có nhiều khả năng giữ nhiệt độ ổn định hơn.

Sữa mẹ lưu trữ bị hỏng

Lưu trữ sữa mẹ vắt hút trong một hộp kín

Bình thủy tinh, loại chai dùng một lần, hoặc túi sữa mẹ chuyên dụng là tốt nhất để chứa sữa mẹ vắt hút ra với mục đích lưu trữ và bảo quản. Nhựa cứng polypropylen hoặc polybutylene thích hợp hơn túi nhựa mềm.

Điều quan trọng nữa là phải đảm bảo rằng các hộp đựng khác trong tủ lạnh được đóng chặt để sữa không hấp thụ các loại mùi khác hoặc bị đổ ra tủ.

Sữa mẹ lưu trữ bị hỏng

Một mẩu bánh mì, hộp baking soda,… trong tủ lạnh có thể giúp hấp thụ các mùi khác từ nhiều loại thực phẩm khi đựng chung trong tủ.

Luôn luôn ghi chú, dán nhãn ngày tháng cụ thể đã vắt hút sữa trước khi đưa bào bảo quản.

Viết ngày bạn đã vắt hút sữa trên hộp đựng có thể giúp bạn chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng loại sữa cũ trước và trước khi nó bị hỏng. Bạn có thể dán nhãn cho mỗi túi sữa/ chai sữa vắt khác ngày, thùng chứa hoặc đặt tất cả sữa từ cùng một tuần hoặc tháng trong một túi hoặc hộp được dán nhãn.

Đóng băng sữa

Nếu bạn không có kế hoạch sử dụng sữa trong 5 đến 8 ngày, bạn nên đóng băng nó. Đặt nó trong một hộp kín ở phía sau của tủ đông – cấp đông sâu. Sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi rã đông hoặc làm tan băng.

Tùy thuộc vào tần suất bạn mở tủ đông như thế nào, sữa mẹ lưu trữ có thể bảo quản trong khoảng từ 3 tháng đến một năm.

Không sử dụng lò vi sóng để làm rã đông sữa. Làm tan nó dưới nước ấm, dưới vòi nước chảy. Tuyệt đối không mang đi đun sôi.

Sẽ là rất tự nhiên khi nó tách thành 2 lớp sữa béo và sữa gầy trong quá trình đông lạnh. Xoay nó nhẹ nhàng để trộn chúng lại với nhau sau khi đã rã đông và hâm nóng.

Sữa thay đổi hương vị như xà phòng – nếu bé từ chối ăn sữa này?

Nếu bạn thấy rằng sữa của bạn có hương vị xà phòng và đây là một vấn đề khiến cho em bé từ chối ăn, bạn có thể thử hâm nóng đến khoảng 82,2 ° C (cần có dấu hiệu bong bóng xuất hiện đầy đủ, nhưng không phải là sôi). Ngay lập tức sau đó làm mát và lưu trữ sữa.

Nếu hương vị này không làm phiền con bạn, đừng hâm nóng nó như bước thực hiện trên. Sữa sẽ mất một số chất dinh dưỡng trong quá trình này.

Chúc các bà mẹ sẽ thực hiện tốt cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất và an toàn nhất cho bé cũng như sớm nhận biết các dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng để loại bỏ sớm, tránh gây nguy hiểm cho con nhé !

All search results