Chuyên gia giải đáp giúp mẹ câu hỏi – tắc tia sữa phải làm sao?

Trình trạng tắc tia sữa xảy ra khá phổ biến ở mẹ sau sinh trong thời gian đầu và nếu không nhận biết xử lý kịp thời thì tình trạng tắc tia sữa có thể trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú.

Thông qua bài viết sau đây, Mommy sẽ cung cấp cho mẹ kiến thức nhận biết tình trạng tắc tia sữa và giải đáp giúp mẹ câu hỏi “tắc tia sữa phải làm sao?”, để tắc tia không còn là nỗi ám ảnh của các mẹ.

Tắc tia sữa, nỗi ám ảnh của các bà mẹ
Tắc tia sữa, nỗi ám ảnh của các bà mẹ

Hãy chú ý nếu cơ thể mẹ đang có những dấu hiệu sau

Tắc tia sữa sẽ có các dấu hiệu nhận biết từ giai đoạn sớm, và chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Nếu mẹ nhận biết được sớm và có biện pháp xử lý kịp thời thì việc chữa tắc tia sữa thực ra rất đơn giản.

Mommy sẽ chia sẻ với các mẹ các dấu hiệu qua từng giai đoạn, để các mẹ có thể nhận biết và có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

Giai đoạn 1: Bầu ngực mẹ căng cứng và cảm thấy đau tức bất thường. Bé bú hoặc hút vắt có thể ra ít sữa hơn.

Giai đoạn 2: Bầu ngực mẹ vẫn căng, có xuất hiện các cục cứng, có thể kèm theo sốt ở giai đoạn này. Nếu không xử lý chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tuyến vú.

Giai đoạn 3: Bầu ngực vẫn có những cục cứng, kèm theo sốt, đầu ti sưng đỏ. Dùng tay bóp vào bầu ngực có thể thấy mủ rỉ ra, lúc này đã chuyển sang viêm.

Giai đoạn 4: Ổ viêm hình thành lâu ngày, chuyển sang áp xe, lúc này bắt buộc phải thăm khám và chích.

Làm thế nào khi bạn đã bị tắc tia sữa

Khi mẹ đã nhận thấy một trong các dấu hiệu trên, nghĩa là mẹ đã bị tắc tia sữa. Và khi bị tắc tia sữa phải làm sao? Đây phần trọng tâm mà bài viết này muốn hướng tới, để cung cấp kiến thức cho các mẹ, tích cực xử lý để tránh bị nặng hơn dẫn tới viêm, và áp xe.

Cách xử lý đối với trường hợp tắc tia sữa cấp độ nhẹ

Cấp độ nhẹ ở đây là bao gồm giai đoạn 1 và 2

Nguyên  tắc: Chườm ấm – massage – làm trống tuyến sữa – nghỉ ngơi

  • Chườm ấm: các mẹ có thể dùng khăn xô sữa nóng vừa phải, đắp lên vùng có cục cứng để làm tan các cục sữa đông.
  • Massage: massage bầu ngực nhẹ nhàng làm tan cục sữa đông bên trong ngực, kết hợp day đều từ đầu vú đến vùng ngực căng tức và làm ngược lại.
  • Làm trống tuyến sữa: cho bé bú tích cực, bé bú không hết thì dùng máy hút hoặc dùng thay vắt hết sữa thừa ra.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái.
  • Uống đủ nước và có một chế độ ăn hợp lý, hạn chế tối đa chất béo.

Cách xử lý đối với trường hợp tắc tia sữa cấp độ nặng

Nếu đã tắc tia sữa lâu ngày, thì là tắc tia cấp độ nặng, mẹ cần đến các cơ sơ y tế để siêu âm tuyến vú, để bác sĩ kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp, tránh tình trạng nặng hơn.

Các biện pháp phòng tránh tắc tia sữa

Các cụ thường nói, “phòng hơn là chữa”. Để tránh phải đau đầu suy nghĩ tắc tia sữa phải làm sao thì chúng ta hãy chú ý những điểm sau để hạn chế tối thiểu vấn đề tắc tia sữa có thể xảy ra.

– Cho bé ti đúng cách và thường xuyên, cữ nào bé không ti mẹ nên vắt hút sữa ra. Không nên cai sữa đột ngột cho bé.

Cho bé ti đúng cách và thường xuyên giúp giảm tỉ lệ bị tắc tia sữa
Cho bé ti đúng cách và thường xuyên giúp giảm tỉ lệ bị tắc tia sữa

– Một số trường hợp mẹ không cho bé ti được, chỉ có thể hút vắt thì cần hút vắt đúng kỹ thuật và đều đặn thường xuyên, không bỏ cữ.

– Mặc áo ngực vừa phải, không mặc quá chật.

– Uống đủ nước, có một chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều chất béo.

– Thư giãn nghỉ ngơi để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo lắng.

– Trong thời gian cho bé bú, nếu gặp một trong các dấu hiệu sau: tổn thương đầu ti, nhiễm trùng, nấm đầu ti, cần xử lý và điều trị ngay.

Bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ những kiến thức cơ bản về vấn đề xử lý tắc tia và cách phòng tránh. Hy vọng các mẹ bị tắc tia sẽ phát hiện từ giai đoạn sớm và xử lý kịp thời để tránh gây đau đớn cho mẹ.

All search results