Tắc tia sữa – “tất tần tật” những điều mẹ cần biết

Với các mẹ sau sinh, hiện tượng tắc tia sữa xảy ra rất phổ biến. Và nếu không được xử lý kịp thời, xử lý sớm, thì tắc tia sữa có thể dẫn tới viêm, áp xe vú. Khi đó việc xử lý sẽ rất phức tạp và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, có thể phải trích ổ viêm hoặc phẫu thuật cắt bỏ phần thịt hoại tử.

Thông qua bài viết này, lợi sữa Mommy sẽ giúp các mẹ tìm hiểu mọi kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề tắc tia sữa, để các mẹ có thể có được kiến thức đúng, đồng thời khi mới bị tắc tia các mẹ có thể nhận biết và xử lý kịp thời.

Tắc tia sữa là gì?

Tuyến sữa và nang sữa là bộ phận sản sinh sữa. Sữa sẽ theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú dưới, kích thích của việc trẻ bú mẹ hoặc mẹ hút vắt sữa sẽ ép nang sữa chảy sữa, sữa sẽ chảy ra ngoài. Thông thường, nếu tất cả các bộ phận đều hoạt động tốt, sữa sẽ được lưu thông trong dòng chảy. Nhưng có thể vì một lý do nào đó ví như ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được và gây ra tình trạng tắc tia sữa.

Tắc tia sữa và những điều cần biết
Tắc tia sữa và những điều cần biết

Nếu không được xử lý kịp thời, tại chỗ tắc sữa sẽ bị đông kết và dần tạo thành cục cứng. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa

Bé ngậm ti sai cách

Bé ngâm ti sai cách cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia. Khi bé ngậm ti sai cách, quá trình rút sữa từ ngực mẹ không hiệu quả. Những tuần đầu sau sinh, cơ thể mẹ chưa nhận biết được nhu cầu của con nên thường sẽ sản xuất dư thừa, nếu bé rút sữa không hiệu quả sẽ dễ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa của mẹ.

Vắt hút sữa không đúng cách

Đối với các mẹ chỉ vắt hút mà không cho bé ti trực tiếp, cũng dễ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa nếu mẹ vắt hút không hiệu quả, đúng cách. Ở đây bao gồm cả kỹ thuật vắt hút và thời gian, nếu mẹ đang vắt hút đều mà bận một vài cữ không hút vắt cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

Vắt hút sữa không đúng cách dẫn đến tắc tia sữa
Vắt hút sữa không đúng cách dẫn đến tắc tia sữa

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Tình trạng tắc tia sữa cũng có thể diễn ra nếu chế độ ăn của mẹ không cân bằng, chứa quá nhiều chất béo hoặc mẹ căng thẳng, lo lắng, stress nhiều.

Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa

Nếu các mẹ có một hoặc một vài dấu hiệu sau thì có thể mẹ đã bị tắc tia sữa:

+ Cơ thể mẹ mệt mỏi, có thể kèm sốt nhẹ hoặc sốt cao, gai rét

+ Mẹ bị đau một điểm hoặc một vùng nào đó trên ngực.

+ Sờ trên bộ ngực có vùng bị cứng (nóng, tẩy đỏ)

+ Lượng sữa giảm

Khi các mẹ thấy cơ thể có những dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục tình trạng tắc tia sữa để tránh dẫn đến viêm, áp xe, giảm lượng sữa.

Biện pháp xử lý

Tắc tia sữa chia thành cấp độ nhẹ và nặng, khi các mẹ xuất hiện một trong những dấu hiệu tắc tia thì nên tích cực xử lý để tránh sẽ bị nặng hơn dẫn tới viêm, và áp xe.

Cách xử lý đối với trường hợp tắc tia sữa cấp độ nhẹ

Nguyên  tắc: Chườm ấm – massage – làm trống tuyến sữa – nghỉ ngơi

  • Chúng ta dùng khăn sữa nóng chườm ấm vào vùng có cục tắc (3p), massage bằng tay 3p, sau đó làm trống tuyến sữa bằng cách cho bé bú tích cực và hút vắt sau khi cho bé bú xong.

Lưu ý: Đối với bé còn nhỏ <1 tháng, sau khi cho bé bú xong mẹ có thể vắt 10p với chế độ mạnh hơn thông thường mẹ hút vắt sữa để làm thông cục tắc.

  • Khi nhận biết mới có dấu hiệu bị tắc các mẹ nên tích cực làm thông tuyến sữa theo biện pháp trên, tốt nhất là 2 giờ lặp lại một lần.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, và nghỉ ngơi đầy đủ.

Cách xử lý đối với trường hợp tắc tia sữa cấp độ nặng

Nếu đã tắc tia sữa lâu ngày, thì là tắc tia cấp độ nặng, mẹ cần đến các cơ sơ y tế để siêu âm tuyến vú, để bác sĩ kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp, tránh tình trạng nặng hơn.

Một số biện pháp phòng tránh tắc tia sữa

– Luôn luôn cho tập cho bé bú đúng, ngậm ti đúng cách.

– Không cai sữa đột ngột cho bé.

– Với những cữ sữa bé không ti mẹ, thì mẹ nên dùng máy vắt sữa để vắt ra.

– Trường hợp mẹ chỉ hút vắt không cho bé ti, cần hút vắt đúng và đều đặn thường xuyên, không bỏ cữ.

– Mặc áo ngực vừa phải, không mặc quá chật.

– Xây dựng chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng, uống đủ nước.

– Thư giãn nghỉ ngơi để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo lắng.

– Trong thời gian cho bé bú, nếu gặp một trong các dấu hiệu sau: tổn thương đầu ti, nhiễm trùng, nấm đầu ti, cần xử lý và điều trị ngay.

Tắc tia sữa bị giảm sữa, mẹ cần làm gì?

Đối với các mẹ sau khi bị tắc tia sữa, thường lượng sữa sẽ giảm ít hay nhiều tùy từng mẹ.

Lợi sữa Mommy là một gợi ý không tồi cho các mẹ để cải thiện sữa và duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài.

Mommy là sự kết hợp hoàn hảo của 2 yếu tố:

+ Một sản phẩm tốt có tác dụng cải thiện hoạt động của nang và tuyến sữa, giúp chúng hoạt động tốt, tăng quá trình sản xuất sữa nhiều và đặc mát.

+ Sự đồng hành và hướng dẫn của chuyên gia Dược sĩ Vũ Thị Lan Hương có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn sữa mẹ và đã hướng dẫn hơn 10.000 mẹ cải thiện sữa thành công và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Các mẹ sẽ được hướng dẫn cách thông tia sữa tại nhà nếu cấp độ tắc tia sữa nhẹ. Cách cho bé bú đúng, cách hút vắt hiệu quả khi đi làm để phòng tránh tắc tia, cách duy trì sữa mẹ và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lâu dài… tất cả đều sẽ được hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia thông quá khóa học “Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ”.

All search results