Trẻ sơ sinh đi phân thối, bình thường mà lại không bình thường

Theo dõi phân của bé là việc rất phổ biến khi chăm trẻ sơ sinh, nó giúp mẹ phát hiện ra những điều bất thường trong vấn đề ăn uống và tiêu hóa của trẻ. Ngoài màu sắc, tính chất, thì mùi phân cũng phản ánh một số tình trạng liên quan đến sức khỏe của trẻ.

Hãy cùng Lợi sữa Mommy kiểm tra một số tình trạng này nhé!

Trẻ sơ sinh bú mẹ thường phân không có mùi, còn trẻ ăn sữa công thức thường có mùi thối hơn. Tuy nhiên, nếu mùi thối nặng, điều đó có thể là do vấn đề về đường tiêu hóa của bé cụ thể là:

Do kháng sinh và nhiễm trùng

Tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột xảy ra do bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc do bé dùng kháng sinh. Đôi khi, một số loại kháng sinh có thể qua sữa mẹ, và bé bú sữa mẹ khi mẹ đang dùng kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của bé.

Do kháng sinh

Tình trạng này sẽ kết thúc khi ngừng sử dụng kháng sinh, hoặc khi bé được bổ sung thêm men vi sinh.

Trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa, ngoài việc trẻ đi ngoài phân có mùi khó chịu, trẻ thường có thêm các triệu chứng như tiêu chảy, sốt… Nhiều trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa, phân trẻ sẽ có mùi tanh.

Các triệu chứng thường biến mất ngay sau khi kết thúc một đợt điều trị bằng kháng sinh, một khi vi khuẩn đường ruột tốt đã được bổ sung.

Thỉnh thoảng, kháng sinh có thể tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn đường ruột tốt đến mức những vi khuẩn gây hại nhân lên khỏi tầm kiểm soát, gây nhiễm trùng.

Không dung nạp đường Lactose

Thông thường, khi trẻ mắc chứng không dung nạp đường lactose, trẻ thường có biểu hiện đầy hơi, đau bụng, đi phân lỏng, có mùi chua hoặc mùi hôi, thối.

Không dung nạp đường Lactose

Hãy kiểm tra bằng cách, hạn chế tinh bột và đường trong chế độ ăn của mẹ. Nếu trẻ đang ăn sữa công thức thì chuyển sang loại sữa không đường (lactose free) để theo dõi. Hoặc để chắc chắn, bạn có thể cho bé đi khám và làm xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở hydro hoặc xét nghiệm độ acid của phân.

Tìm hiểu thêm về Không dung nạp đường Lactose: https://loisuamommy.com/tu-van/huu-ich/bat-dung-nap-duong-lactose-o-tre-so-sinh-nhung-dieu-me-chua-biet/

Dị ứng sữa

Các dấu hiệu của dị ứng sữa có thể bao gồm:

– Phân có máu và có mùi hôi.

– Trẻ có dấu hiệu đau bụng, quấy khóc

– Trẻ nổi mẩn

– Nôn

– Hoặc nặng hơn là sốc phản vệ.

Với tình trạng dị ứng, bé cần được đưa đến bệnh viên để được kiểm tra. Các thử nghiệm có thể được chỉ định là thử nghiệm chích trên da, xét nghiệm máu.

Bệnh celiac (Không dung nạp gluten)

Người mắc bệnh celiac sẽ gặp phải phản ứng miễn dịch khi ăn gluten, đây là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch. Khi trẻ bị bệnh celiac, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng quá mức với sự hiện diện của gluten, và tấn công niêm mạc ruột non. Hậu quả là trẻ có thể bị kiém hấp thu.

Không dung nạp gluten

Các triệu chứng phổ biến của bệnh celiac bao gồm:

Phân nhạt màu, có thể có lẫn chất béo, và có mùi hôi thối.

Đầy bụng, đầy hơi

Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài

Mệt mỏi

Ngứa ngáy hoặc phát ban

Chuột rút

Lở miệng

….

Những tổn thương từ ruột non do bị dị bất dung nạp gluten có thể mất đến 2 năm để chữa lành. Bởi vậy, với trẻ mắc bệnh celiac bạn sẽ cần ăn kiêng thực phẩm có chứa gluten khi bạn đang cho bé bú mẹ và cho bé ăn kiêng khi bé đã lớn.

Viêm ruột

Viêm ruột có thể ảnh hưởng đến bất kì phần nào của đường tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

– Đau bụng

– Tiêu chảy dai dẳng, phân có mùi hôi thối

– Táo bón

– Chảy máu trực tràng

– Sốt và đổ mồ hôi đêm

– Có thể giảm cân, mệt mỏi

Trong trường hợp mẹ thấy bé có những dấu hiệu kể trên thì cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Tóm lại:

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến phân bé có mùi hôi thối. Các yếu tố bao gồm sữa mà bé ăn, thực phẩm mà bé cso thể bị dị ứng, hoặc thuốc mà bé đang phải sử dụng… và đôi khi là các vấn đề về bệnh lý.

Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng thực phẩm, hãy để bé dừng các thực phẩm bạn nghi ngờ ít nhất khoảng 2 tuần để theo dõi.

Nếu bạn thấy bé có những triệu chứng liên quan đến bệnh lý, hãy cho bé đi khám để được xét nghiệm, kiểm tra trực tiếp và để được điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:Giải mã màu sắc phân của bé

All search results