Chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, giải pháp?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh. Một vài nguyên nhân là bình thường và không đáng lo ngại. Nhưng cũng có một số nguyên nhân khác, bố mẹ cần lưu tâm và bé cần được đi khám bác sĩ để điều trị.

1. Vì sao phân có chất nhầy?

Chất nhầy được tạo ra từ hệ thống niêm mạc ruột, nhằm giúp phân đi qua trơn tru và dễ dàng. Bởi vậy, nếu có một lượng nhỏ chất nhầy trong phân bé thì đây không phải là điều gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu lượng chất nhầy nhiều, và trẻ có kèm theo các dấu hiệu khác thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Vì sao phân có chất nhầy?

Tiến sĩ Hull chỉ ra rằng ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, vì sữa mẹ được tiêu hóa và hấp thu gần như hoàn toàn, nên chất thải ra còn rất ít, và phân của trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn được tạo thành từ một phần chất nhầy.

2. Các nguyên nhân khiến trẻ đi phân có lẫn nhầy

a. Dịch tiết bình thường

Chất nhầy đường ruột được sinh ra để hỗ trợ đẩy chất thải của cơ thể ra ngoài. Nếu trẻ bú mẹ quá ít, hoặc bé ăn mất cân bằng sữa đầu sữa sau, bé có thể đi ngoài phân nhầy và trong một số trường hợp có kèm theo phân có màu xanh.

Nếu bé chảy dãi nhiều gần đây, thì chất nhầy trong phân bé cũng có thể là từ nước bọt không tiêu. Ngoài ra, việc tiêu hóa quá nhiều nước dãi có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị kích thích, làm tăng lượng chất nhầy trong phân bé.

b. Dị ứng thực phẩm

Hiện tượng dị ứng thực phẩm có thể xảy ra cả ở trẻ bú mẹ hoàn toàn và trẻ bú sữa công thức. Một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ nếu mẹ đang cho con bú ăn chúng.

Việc dị ứng ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ngay cả khi cả bố và mẹ của bé đều không bị dị ứng.

Khi bé có dấu hiệu bé xì hơi nhiều, quấy khóc, nôn và đi ngoài phân có nhầy, bạn có thể nghi ngờ về việc bé có thể đang bị dị ứng với thực phẩm. Lúc này, mẹ cũng có thể điều chỉnh lại chế độ ăn để theo dõi tình trạng và các dấu hiệu ở bé.

Dị ứng thực phẩm27

Mẹ có thể tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa bò, tôm, cua, lúa mỳ, trứng… trong khoảng 1 tuần để theo dõi.

c. Đường ruột trẻ bị kích thích

Đường ruột bị kích thích khiến thức ăn được đẩy ra ngoài nhanh hơn bình thường. Việc đó có thể khiến lượng chất nhầy trong ruột bé được đẩy ra ngoài cùng với thực phẩm chưa được tiêu hóa hết.

Bất kì kích thích ruột nào chẳng hạn như nhiễm trùng, tiêu chảy… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng phân lẫn nhầy.

Thông thường các trường hợp nhiễm trùng do virus phân thường có nhầy kèm theo máu. Virus có thể xâm nhậm vào bé qua các vật bị ô nhiễm và bé đưa vào miệng, hoặc từ sữa mẹ được bảo quản không đúng cách.

Nhiễm trùng là một nguyên nhân nghiêm trọng, và thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tháng.  Trẻ thường có các biểu hiện như:

Đau bụng, đau nhói và đau liên tục sau đó.

Phân trẻ có thể có máu.

Trẻ có thể sốt hoặc nôn mửa nhiều.

Trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Tóm lại:

Phân trẻ sơ sinh có lẫn nhầy có thể chỉ là hiện tượng bình thường, nhất là trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn. Nhưng đôi khi, tình trạng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị. Và đa phần trong các trường hơp nghiêm trọng, tình trạng phân có lẫn chất nhầy thường đi kèm với tính chất, màu sắc phân thay đổi, cũng như đi kèm với các triệu chứng khác như: đau bụng, nôn mửa, sốt, phân lẫn máu…

Xem thêm: Bé đi phân có mùi chua có sao không?

All search results