8 Phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh “có mặt” ngay khi chào đời

Tìm hiểu về tám phản xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh với chi tiết về chúng là gì và chúng tồn tại trong bao lâu để hiểu nhiều hơn về em bé nhà bạn nhé!

8 Phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh

 

1. Phản xạ Moro – Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh

 

Khi trẻ sơ sinh thể hiện một phản xạ là một cái nhìn giật mình, nó được gọi là phản xạ Moro – đôi khi được gọi là “phản xạ giật mình”. Những âm thanh ồn ào như chuông cửa hay tiếng chó sủa va chạm ngẫu nhiên của nôi, đèn sáng hoặc thậm chí tiếng kêu của chính bé cũng chính là một vài thứ kích hoạt phản xạ này. Nó thậm chí có thể đánh thức em bé khỏi giấc ngủ của mình. Các chuyên gia nói rằng phản xạ Moro có thể đã được phát triển như một “hệ thống báo động” của em bé để cảnh báo bé về những kích thích khó chịu.

Hình thức: Bé ngửa đầu ra sau, duỗi thẳng tay, mở hai tay rồi đưa tay nắm lại (như thể đang ôm). Tiếng kêu nhẹ từ bé cũng có thể theo sau. Bác sĩ nhi khoa có thể kiểm tra phản xạ Moro bằng cách đỡ đầu em bé và để nó hạ xuống một chút. Phản xạ Moro không đối xứng có thể chỉ ra chấn thương đám rối thần kinh cánh tay hoặc gãy xương đòn.

Thời gian tồn tại: Xuất hiện khi mới sinh, phản xạ này kéo dài cho đến khi trẻ sơ sinh được 4 đến 6 tháng tuổi. Quấn khăn cho trẻ trong vài tháng đầu đời là cách để hạn chế phản xạ này.

Nếu em bé vẫn xuất hiện phản xạ Moro sau thời gian trên, nó có thể dẫn đến việc quá nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, kết cấu và các kích thích khác. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về kiểm soát xung động, rối loạn xử lí cảm giác, say tàu xe và lo lắng. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng trùng lặp với các dấu hiệu ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) điển hình, chẳng hạn như bồn chồn, không thể ngồi yên, kém tập trung và suy giảm khả năng kiểm soát xung động.

 

2. Phản xạ Babinski – Phản xạ gan bàn chân

 

Để ý xem em bé có phản xạ bất thường như thế nào khi bạn chạm vào lòng bàn chân của chúng? Phản xạ Babinski là một phản xạ bình thường khác của trẻ sơ sinh.

 

Hình thức: Vuốt lòng bàn chân của em bé và quan sát ngón chân cái của bé cong lên về phía đầu bàn chân khi các ngón chân còn lại xòe ra. Đó thực sự là một phản ứng ngược lại với phản ứng bình thường của người lớn khi ngón chân cái gập xuống.

Thời gian: Phản xạ Babinski ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài đến khoảng 1 tuổi. Nó có thể xuất hiện trở lại ở người lớn bị tổn thương não hoặc đột quị.

 

3. Phản xạ tìm vú mẹ

 

Bạn có thể nhận thấy rằng khi bạn bế em bé, trẻ sơ sinh dường như dụi mặt vào cánh tay hoặc ngực của bạn. Đây được gọi là phản xạ tìm vú mẹ và nó nhằm mục đích giúp trẻ tìm thấy vú mẹ để bú.

Hình thức: Vuốt khóe miệng của bé, sau đó bé quay đầu về phía bạn chạm vào và mở miệng rộng hoặc quay đầu sang sang hai bên để tìm vú mẹ.

Thời gian: Phản xạ này thực sự phát triển khi em bé còn trong bụng mẹ – vào khoảng tuần thứ 28 của thai kì. Nó cũng xuất hiện khi mới sinh và tồn tại cho đến khoảng 4 tháng tuổi.

 

4. Phản xạ mút bú

 

Một phản xạ khác giúp trẻ sơ sinh ăn được là phản xạ mút bú.

Hình thức: Chạm vào vòm miệng của trẻ sơ sinh và xem cách bé bắt đầu mút ti mẹ như thế nào.

Thời gian: Nó cũng phát triển khi em bé còn trong bụng mẹ – vào khoảng tuần thứ 32 – 36 của thai kì. Do đó, trẻ sinh non lúc đầu có thể khó bú. Phản xạ này kéo dài cho đến khi trẻ được 2 – 4 tháng tuổi, sau đó trẻ sơ sinh sẽ bú theo lựa chọn và có thể bắt đầu từ chối bú bình hoặc bú mẹ nhiều hơn.

 

5. Phản xạ cổ không đối xứng – Phản xạ đấu kiếm

 

Phản xạ này là một cách để chuẩn bị cho cơ thể em bé phối hợp tay và mắt.

 

Hình thức: Nếu bạn đặt bé nằm ngửa, đầu bé sẽ xoay nghiêng với một bên cánh tay và chân duỗi ra (cặp chân tay ở bên mà bé xoay đầu về). Trong khi đó, cánh tay và chân còn lại sẽ gập lại.

Thời gian: Nó thường xuất hiện khi mới sinh và tự biến mất khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi, khi trẻ đã sẵn sàng để bắt đầu lăn lộn. Nếu sau thời gian trên mà trẻ vẫn giữ phản xạ này, nó có thể gây ra vấn đề với sự phát triển của sự phối hợp bình thường giữa tay và mắt.

 

6. Phản xạ Palmar – Phản xạ nắm bàn tay

 

Phản xạ cầm nắm mà chúng ta đã nói đến là một trong những phản xạ đầu tiên mà bạn sẽ nhận thấy.

Hình thức: Phản xạ Palmar xảy ra khi bạn vuốt lòng bàn tay của Bé và bé khép các ngón tay lại trong một nắm có thể khá mạnh. Mặc dù đây là một phản xạ không tự nguyện, nhưng hãy nắm tay em bé để giúp xây dựng mối quan hệ yêu thương với con.

 

Thời gian tồn tại: Phản xạ này có ngay từ khi trẻ mới sinh và kéo dài đến khoảng 6 tháng tuổi. Nếu em bé vẫn giữ được phản xạ, nó có thể dẫn đến các vấn đề với sự phát triển của các kĩ năng vận động, viết tay và tự ăn.

 

7. Phản xạ bước

 

Đôi khi được gọi là phản xạ đi bộ hoặc nhảy múa, phản xạ này xảy ra khi bạn bế em bé.

Hình thức: Giữ trẻ thẳng đứng và để chân trẻ chạm vào bề mặt phẳng. Quan sát khi em bé thực hiện các bước xen kẽ như thể đang đi bộ. Phản xạ bước không đối xứng có thể cho thấy cơ bị yếu hoặc chấn thương thần kinh.

Thời gian tồn tại: Phản xạ này kéo dài đến khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi. Nhưng đừng cảm thấy lo lắng khi nó biến mất, vì em bé sẽ đi lại trong tương lai.

 

8. Phản xạ Galant

 

Phản xạ này chuẩn bị cho bé bò và đi vì nó giúp phát triển một loạt các chuyển động ở hông của bé.

 

Hình thức: Đặt trẻ sơ sinh úp mặt xuống và di chuyển ngón tay của bạn xuống một bên lưng của trẻ, song song với cột sống. Hãy quan sát khi em bé ấy lắc hông về hướng chạm và uốn cong cơ thể theo hướng đó.

Thời gian tồn tại: Phản xạ này có ngay từ khi trẻ mới sinh và kéo dài đến khi trẻ 3 – 6 tháng tuổi. Nếu em bé vẫn giữ phản xạ Galant, nó có thể dẫn đến bồn chồn, không thể ngồi yên. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng trùng lặp với các triệu chứng ADHD điển hình như đã đề cập trong phản xạ Moro.

 

Khi nào cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa về các vấn đề phát sinh trong phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh?

 

Nếu bạn nhận thấy không có một trong những phản xạ này, hãy đưa con đến bác sĩ nhi khoa. Theo các chuyên gia và bác sĩ, thiếu phản xạ có thể chỉ ra một vấn đề hệ thần kinh như chấn thương não hoặc bại não.

Ngoài ra, đôi khi hệ thống thần kinh đang phát triển của em bé không làm thay đổi được những phản xạ tự nhiên này và bé có thể tiếp tục diễn ra các phản xạ sau mốc thời gian gợi ý. Điều này có thể cho thấy các vấn đề về hệ thần kinh, chẳng hạn như bại não. Chúng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về học tập và phát triển sau này.

Các chuyên gia cho biết thêm rằng những lý do màe bé có thể giữ lại một số phản xạ bao gồm: khi sinh bị chấn thương, chấn thương đầu, thiếu “thời gian nằm sấp” và dành quá nhiều thời gian trong xe đẩy hoặc nơi hạn chế cử động của chúng.

Điều quan trọng là trẻ sơ sinh được tạo nhiều cơ hội để di chuyển và khám phá môi trường xung quanh.


Có thể bạn quan tâm: 

Cách để chỉnh/ sửa một khớp ngậm bú nông hiệu quả?

5 Bước để có một khớp ngậm bú đúng cho trẻ sơ sinh 

Bú mẹ theo nhu cầu có nghĩa là gì?

Cách thông tia sữa tại nhà nhanh, không tái phát, không đau đớn

Phụ nữ sau sinh ăn rau gì cho thơm sữa, đẹp da?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results