Xuất hiện máu trong sữa mẹ có nguy hiểm không? Có nên tiếp tục cho con bú?

Máu trong sữa mẹ là một vấn đề có thể xảy ra khi cho con bú. Đó là điều mà hầu hết phụ nữ cho con bú thường không nhận thấy trừ khi họ vắt hút sữa mẹ, sữa chảy ra từ đầu ti được nhìn thấy hoặc họ thấy một chút máu khi em bé đi ị. Và, mặc dù nó có thể đem lại sự lo lắng khi bạn lần đầu tiên bắt gặp nó, nhưng bạn không cần phải quá bất an. Máu trong sữa mẹ thường không phải là một vấn đề y tế nghiêm trọng.

1. Các màu phổ biến có thể xuất hiện trong sữa mẹ

Máu có thể làm thay đổi màu sắc của sữa mẹ thành màu hồng, đỏ, cam hoặc nâu. Một số loại màu thực phẩm cũng có thể làm mất màu bình thường của sữa. Vì vậy, trước khi bạn nghĩ đến máu, hãy dành một chút thời gian để nhớ lại xem gần đây bạn có ăn hoặc uống gì màu đỏ như củ cải đường hoặc đồ uống từ trái cây màu đỏ với lượng lớn hay không. Dù bằng cách nào, hãy cố gắng đừng lo lắng. Sữa mẹ rất có thể sẽ trở lại màu trắng đục, hơi vàng hoặc hơi xanh trong vòng vài ngày.

2. Nguyên nhân của sự thay đổi màu sắc trong sữa mẹ

Máu trong sữa mẹ thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể đến từ một vài yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến sữa mẹ có màu đỏ, hồng hoặc nâu.

1. Nứt cổ gà hay nứt đầu ti: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vệt màu đỏ hoặc hồng trong sữa mẹ là do núm vú bị nứt. Mụn nước, vết chàm, vết cắt và vết xước trên quầng vú và đầu ti cũng có thể gây chảy máu. Nếu núm vú của bạn bị chảy máu, em bé sẽ hút một lượng máu đó khi bú sữa mẹ và bạn có thể nhận thấy máu đi vào sữa mẹ khi bạn hút sữa. Tuy nhiên, khi núm vú lành lại, bạn sẽ không còn thấy máu trong sữa mẹ nữa.

2. Máu trong ống dẫn sữa: Trong khoảng tuần đầu tiên sau khi bạn sinh con, có nhiều máu chảy đến vú hơn do cơ thể bạn nhanh chóng bắt đầu tạo sữa mẹ. Máu từ giai đoạn căng sữa mạch máu này có thể thấm vào ống dẫn sữa của bạn khiến sữa non hoặc sữa mẹ ban đầu của bạn có màu nâu, cam hoặc màu gỉ sắt. Và, mặc dù trông màu sắc của sữa mẹ lúc này không bình thường, bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé bú. Vấn đề này thường gặp ở những người lần đầu làm mẹ. Nó không nguy hiểm hay đau đớn và nó thường tự biến mất sau vài ngày.

3. Các mao mạch bị vỡ: Có các mạch máu nhỏ trong vú của bạn được gọi là mao mạch. Các mao mạch này có thể bị tổn thương do không sử dụng máy hút sữa đúng cách hoặc bất cứ chấn thương nào khác đối với ngực mẹ. Sau đó, máu từ các mao mạch bị vỡ, bị tổn thương có thể chảy ra ngoài vào sữa mẹ.

4. Viêm tuyến vú: Viêm tuyến vú là một bệnh nhiễm trùng vú có thể tạo ra sữa mẹ có màu máu từ vú bị viêm sưng. Các triệu chứng khác như đỏ, sưng, đau và sốt thường xuất hiện khi bị viêm vú.

5. U nhú trong ống dẫn sữa lành tính: Khi chảy máu đỏ từ núm vú mà không liên quan đến đau, núm vú bị tổn thương, đó có thể là do u nhú trong ống dẫn sữa. U nhú trong ống dẫn sữa là một khối u nhỏ ở vú không phải là ung thư. Nó có thể phát triển bên trong ống dẫn sữa hoặc làm vỡ ống dẫn sữa gây chảy máu từ đầu ti.

6. Ung thư vú: Hầu hết thời gian, một ít máu trong sữa mẹ hoặc một lượng nhỏ chảy máu từ ti mẹ không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu nó không tự biến mất trong một vài ngày, hãy đi khám là tốt nhất. Có một số dạng ung thư vú, chẳng hạn như ung thư biểu mô ống dẫn sữa và bệnh Paget, có thể gây chảy máu từ núm vú.

3. Có nên tiếp tục cho con bú khi xuất hiện máu trong sữa mẹ?

Có, nó được coi là an toàn để tiếp tục cho con bú. Một lượng nhỏ máu trong sữa mẹ không có hại và nó sẽ không ảnh hưởng đến em bé hoặc chất lượng sữa.

Miễn là trẻ bú tốt, bạn có thể tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Vấn đề sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày. Nếu nó không giải quyết sau một tuần, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra.

Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng có thể lây truyền qua máu, bạn nên đi khám để có được sự chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ. Có thể cho con bú khi bị nhiễm trùng như Viêm gan B hoặc C trong trường hợp không có máu. Nhưng khi ra máu, bạn nên ngừng cho con bú. Hãy ngừng cho con bú sữa mẹ cho đến khi đầu ti đã lành và hết chảy máu. Lưu ý rằng, việc tiếp xúc với máu qua sữa mẹ bị bệnh kể trên có thể làm tăng nguy cơ của em bé mắc các bệnh nhiễm trùng mà lây lan qua đường máu và chất dịch cơ thể, chẳng hạn như viêm gan siêu vi và HIV.

4. Các biến chứng có thể xảy ra

Máu trong sữa mẹ có thể không ảnh hưởng gì đến em bé. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp phải các vấn đề sau:

    • Ảnh hưởng tới khẩu vị của trẻ: Một chút máu là không có khả năng gây ra bất cứ vấn đề gì, nhưng một lượng máu đáng kể có thể thay đổi hương vị của sữa mẹ. Con có thể không thích hương vị mới và từ chối bú mẹ.
    • Nôn ói: Một lượng máu thường không phải là vấn đề, tuy nhiên, con có thể nôn trớ nếu có quá nhiều máu trong sữa mẹ.
    • Thay đổi trong đường ruột của trẻ: Trong khi uống sữa mẹ có màu máu, phân của bé có thể sẫm màu hơn bình thường một chút hoặc bạn có thể thấy một chút máu đáng chú ý trong tã của bé. Nếu bạn biết rằng máu chảy ra từ sữa mẹ, thì không sao cả. Tuy nhiên, nếu có nhiều hơn một lượng máu nhỏ trong tã của con, hoặc bạn thấy phân trẻ có máu và bạn không thấy máu trong sữa mẹ, hãy liên hệ với bác sĩ của bé ngay lập tức.

5. Các giải pháp khi xuất hiện máu trong sữa mẹ

Bạn không cần phải ngừng cho con bú hoặc ngừng hút sữa. Bạn có thể tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu có một chút máu trong đó. Và, tất nhiên, bạn luôn có thể cho trẻ đi khám sớm để được trấn an và biết thêm thông tin nếu bạn cần.

Nếu bạn có thể thấy máu chảy ra từ núm vú bị nứt – nứt cổ gà hoặc bị tổn thương, hãy quan tâm đến vấn đề này. Hãy cho con bú đúng cách và sử dụng kem bôi an toàn dành cho núm ti, để đầu ti được khô thoáng một chút vài lần mỗi ngày.

Nếu việc cho con bú quá đau và bạn cần ngừng cho con bú một chút để núm vú có thời gian lành lại, bạn nên tiếp tục hút sữa thường xuyên như khi cho con bú để duy trì nguồn sữa. Bạn có thể tiếp tục cho trẻ ăn sữa mà bạn đã vắt hút.

Nếu vú của bạn bị sưng và cứng, hãy điều trị chứng căng sữa.

Nếu nguyên nhân chảy máu không rõ ràng và bạn không thể nhận thấy nó đến từ đâu, bạn có thể chờ nó một vài ngày để xem nó có biến mất hay không. Tuy nhiên, nếu nó không biến mất trong vòng vài ngày, hãy đi khám để được kiểm tra.

Tự theo dõi các dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt, mẩn đỏ, sưng và đau. Nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng nào trong số này, hãy gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Máu có thể làm thay đổi hương vị của sữa mẹ. Hương vị có thể đậm hơn sau một thời gian bảo quản trong tủ lạnh hoặc ngăn đá. Nếu bạn sử dụng sữa mẹ có nhuốm máu khi còn tươi, con sẽ ít có khả năng từ chối nó hơn.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Sự thật đằng sau 8 sai lầm về nuôi con bằng sữa mẹ

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results