Trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu sữa?

Bạn vẫn luôn thắc mắc rằng trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu là đủ? Và liệu con mình ăn như vậy đã no chưa? Có cần cho ăn thêm hay không? Mỗi bé có một nhu cầu và lượng ăn khác nhau.

sơ sinh ăn bao nhiêu

Hãy tham khảo các thông tin sau đây để có thể sắp xếp cho bé một thực đơn phù hợp nhất mẹ nhé. 

1. Đặc điểm ăn – ngủ của trẻ sơ sinh

Khi mới sinh, nhu cầu dinh dưỡng của bé chưa nhiều, dạ dày bé cũng chưa lớn. Vì vậy, bé bú mẹ khá ít và thời gian giữa các cữ bú thường gần nhau. Thay vào đó, nhu cầu ngủ của bé lại chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Ngủ tốt là yếu tốt quan trọng khiến bé có thể phát triển tốt trong những ngày đầu sau sinh.

Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ đã có sẵn từ khi mẹ mang thai bé. Mẹ cũng không nên quá lo lắng khi bé chưa thể bú trong thời gian đầu bé tập ti mẹ.

2. Lượng ăn theo độ tuổi: 

2.1. 24h sau sinh (sơ sinh) ăn bao nhiêu sữa?

Thông thường, sau khi sinh, bé sẽ ăn nhiều bữa, mỗi bữa khoảng 15ml do dung tích dạ dày của bé rất nhỏ. 1 ngày bé ăn khoảng 8 lần và đi ngoài 3 lần. Hầu như bé chỉ uống sữa non vì sữa mẹ thường về nhiều sau 3 ngày.

Sữa non rất tốt cho bé những ngày đầu vì sữa non được ví như siêu thực phẩm cô đặc chứa nhiều chất dinh dưỡng và calo. Vì vậy, chỉ cần một lượng nhỏ sữa non cũng có thể đáp ứng cho bé trong những ngày đầu tiên.

Mẹ hãy cho bé bú càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong vòng 2h sau sinh. Việc tập cho bé ti mẹ cũng dễ hơn trong giai đoạn này.

2.2. 0-2 tháng tuổi ăn bao nhiêu sữa

Thông thường, bé sẽ ăn khoảng 10-12 lần 1 ngày trong vòng tháng đầu tiên sau sinh. Mỗi cữ bé ăn khoảng 15 phút và cách nhau 1,5 giờ. Trẻ có thể ngủ quên không dậy bú hoặc ngủ gật trong khi bú. Mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để bé bú đúng giờ.

Trong khoảng 15 phút bé nên bú được khoảng 45-90ml. Đây là lượng sữa cơ bản mỗi cữ bú trong tháng đầu tiên. Nên nhớ, thời điểm này là thời điểm phát triển của bé nên lượng sữa bé bú có thể thay đổi hằng ngày, hằng giờ.

Sau 1 tháng, mỗi cữ bé bú lên tới 120ml. Vì vậy, mẹ cần cải thiện dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm lợi sữa nếu mẹ không đủ sữa cho bé. Vì lượng sữa bé cần sẽ tăng rất nhanh trong những tháng đầu và không nên sử dụng sữa công thức cho bé quá sớm.

2.3. 2 tháng – 4 tháng – 6 tháng
  • 2-4 tháng lượng sữa bé ăn có thể tăng dần từ 120ml -150ml mỗi cữ bú. Thời gian  giữa các cữ bú tăng dần từ 3-4 giờ.
  • 4-6 tháng, mẹ cần cung cấp ít nhất 170ml mỗi lần bú. Qua quãng thời gian này mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm nên đây là giai đoạn chuyển giao khá quan trọng và mẹ có thể tập cho bé cách ăn từ 5.5 tháng.
  • Sau 6 tháng, sữa mẹ chỉ đáp ứng được 90% nhu cầu năng lượng của bé. Vậy nên ngoài bổ sung thêm 230ml sữa mỗi cữ, mẹ cần cho bé ăn dặm thêm các thức ăn mềm, cứng khác.

Giai đoạn 6 tháng đầu là giai đoạn phát triernr mạnh của bé nên lượng sữa bé ăn sẽ thay đổi hằng ngày. Mỗi bé một cơ địa khác nhau, nên các thông tin trên chỉ mang tình chất tham khảo. Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu và theo dõi cân nặng cũng như các biểu hiện của bé.

Vắt hút sữa không phải là phương pháp tốt để đong đếm lượng sữa hiệu quả. Hãy theo dõi bé để biết rằng bé đã ăn đủ hay chưa.

sơ sinh ăn bao nhiêu

3. Biểu hiện của việc bé đói:

Mẹ hãy chú ý các dấu hiệu của bé để phát hiện ra tihf rạng bé đói sớm, đói và rất đói để có thể cho bé bú kịp thời cũng như có thể điều chỉnh thời gian bú.

Dựa vào ba nhóm dấu hiệu bé đói sớm, bé đói và rất đói, mẹ có thể nhận biết và kịp thời cho bé bú.

3.1. Đói sớm
  • Bé liếm môi là dấu hiệu đầu tiên thể hiện việc con đang đói bụng
  • Bé mút ngón tay, môi, quần áo hoặc đồ chơi
  • Bé há miệng
  • Bé thè lưỡi

Các hành động này là phản xạ cơ bản, vô điều kiện của bé. Trong những tuần đầu sau sinh, bé sẽ có xu hướng quay về phía ngực mẹ hoặc bình sữa tùy vào thói quen của bé.

3.2. Bé đang đói
  • Bé cố gắng tìm ngực mẹ bằng cách kéo quần áo mẹ
  • Bé rúc đầu vào ngực mẹ
  • Bé cử động chân, tay nhiều hơn
  • Bé thở nhanh hoặc quấy khóc
  • Bé tỉnh giấc nhưng lại buồn ngủ nhanh chóng
  • Bé nằm lăn lộn, cựa quậy
  • Bé khó chịu, rên rỉ
  • Bé nhấn vào ngực hoặc tay mẹ

Khi bé bú chưa đủ, vẫn còn đói, bé sẽ tiếp tục quan tâm đến việc ăn ngay lúc đó.

3.3. Dấu hiệu bé quá đói
  • Bé lăn lộn từ bên này sang bên kia.
  • Khóc là dấu hiệu cuối cùng của việc bị đói. Tiếng khóc khi đói sẽ thường thấp, ngắn và ré lên.
  • Mẹ cần khiến cho bé bình tĩnh lại trước khi ăn. Vuốt ve bé hoặc cho bé ngậm ti mẹ để bé bớt khóc.

Tuy nhiên, mẹ không nên để bé khóc mới cho bú bởi vì nó sẽ không tốt cho sức khỏe của con.

3.4. Bé bú không đủ

Bất kì mẹ nào cũng muốn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, với các mẹ ít sữa, mẹ cần phát hiện và cải thiện sớm cho bé. Vì mẹ không đủ sữa, bé sẽ bị đói và kém phát triển.

3.4.1. Cân nặng

Trong tuần đầu tiên, bé có thể sẽ sút cân sinh lý, sau đó cân nặng bé sẽ tăng dần lên.

Sau 10 ngày, cân nặng của bé sẽ tăng lên khoảng 140g

sơ sinh ăn bao nhiêu

3.4.2 Thời gian bé bú

Mỗi cữ bú của bé dài khoảng 10-15 phút. Nếu bé bú quá nhanh hoặc quá lâu thì mẹ cũng nên kiểm tra lại xem liệu bé có bú hiệu quả không và có rút sữa mẹ hiệu quả không. Bé không bú được có thể bé sẽ nhả ti mẹ ra ngay hoặc có thể ngậm ti mẹ thật lâu.

3.4.3. Mẹ cảm nhận

Mẹ hãy cảm giác về độ căng, cảm giác cương, tức ngực, trước và sau khi bé bú. Mẹ cho bé bú nhiều, cũng có cảm giác với bé rằng bé đã no chưa. Tất nhiên, cảm giác thì thuộc về cảm tính nên đôi khi sẽ không chính xác.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results