Trẻ có tự cai sữa không?

Tự cai sữa là khi bé tự ngừng bú. Tự cai sữa thường xảy ra với tốc độ dần dần theo thời gian. Khi trẻ lớn lên, nhận được nhiều dinh dưỡng hơn từ thực phẩm ăn dặm và trở nên độc lập hơn, cuối cùng chúng sẽ bắt giảm nhu cầu bú mẹ trực tiếp so với khi chúng còn nhỏ. Tự cai sữa thực tế thường không bắt đầu cho đến khi một đứa trẻ được hơn một tuổi.

Trẻ có tự cai sữa không?

Trẻ có thể có tự cai sữa không?

Một số em bé dường như mất hứng thú với việc ti mẹ vào khoảng 6 đến 9 tháng tuổi. Trong thời gian này, em bé có thể bú thường xuyên hơn và bú trong thời gian ngắn hơn, bỏ qua việc bú mẹ hoặc ngừng bú mẹ hoàn toàn. Vì hầu hết trẻ em không thực sự cai sữa sớm như vậy, nên việc tự cai sữa có nhiều khả năng là sự mất tập trung khi bú hay từ chối bú mẹ tạm thời.

Những lí do khiến trẻ có thể tự cai sữa là gì?

  • Sở thích mới: Khi con bạn lớn lên và bắt đầu chú ý đến tất cả những điều mới mẻ và thú vị xung quanh mình, có thể sẽ khó hơn khi ngồi yên và bú mẹ nghiêm túc. Trong trường hợp này bạn nên cho trẻ bú trong một khu vực yên tĩnh cách xa tivi, đồ chơi, anh chị em hoặc các mối quan tâm khác.
  • Trẻ đang mọc răng: Cơn đau do mọc răng có thể khiến trẻ khó chịu và không muốn bú mẹ. Bạn có thể cố gắng giảm đau khi mọc răng cho con bằng cách cho chúng nhai hoặc mát xa nướu trước khi bắt đầu bú.

Trẻ có tự cai sữa không?

  • Mẹ bị ít sữa/ giảm sữa: Con bạn có thể trở nên thất vọng và dừng bú mẹ nếu có sự sụt giảm về số lượng sữa mẹ trong khi bú. Sự trở lại của thời kỳ kinh nguyệt, một thai kỳ mới hoặc các yếu tố khác có thể làm giảm nguồn cung cấp sữa mẹ. Có những biện pháp bạn có thể làm để kích sữa và tăng nguồn sữa mẹ một cách hiệu quả. Liên hệ với chuyên gia tư vấn sữa mẹ của trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC để được khám, tư vấn và cải thiện cả chất và lượng sữa mẹ chỉ sau 15 ngày.

Đây có phải là thời điểm tốt để cai sữa cho bé?

Nếu bạn chọn cai sữa cho con trước một tuổi, hãy nhớ tiếp tục cho con bú sữa mẹ được vắt hút ra để những lợi ích của sữa mẹ vẫn có thể bảo vệ cho trẻ về lâu dài. Nói chuyện với chuyên gia tư vấn sữa mẹ về việc cai sữa và lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi.

Mẹ nên cho con bú trong bao lâu?

Bạn nên cho bé bú mẹ miễn là bạn và con bạn muốn tiếp tục làm điều này. WHO và các chuyên gia trên thế giới đều khuyên bạn nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú cùng với việc giới thiệu thực phẩm ăn dặm trong suốt năm đầu tiên của bé. Sau một năm, bạn nên cho con bú trong bao lâu thì tiếp tục tùy vào điều kiện và sự hợp tác của hai mẹ con.

Không có giới hạn với thời gian cho con bú và không có bằng chứng về tác hại tâm lí hoặc phát triển từ việc cho con bú đến năm thứ ba hoặc lâu hơn.

Trẻ có tự cai sữa không?

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài là gì?

Tất cả các lợi ích sức khỏe và phát triển của việc cho con bú tiếp tục được duy trì. Và, nhiều lợi ích càng trở nên lớn hơn khi bạn cho con bú lâu hơn.

Dinh dưỡng: Sữa mẹ là nguồn sữa bổ dưỡng nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù nhiều trẻ em đang ăn nhiều loại thực phẩm khác khi chúng được một tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ. Nó tiếp tục cung cấp cho con bạn chất béo, protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

Miễn dịch: Sữa mẹ chứa kháng thể và các yếu tố tăng cường miễn dịch khỏe mạnh khác. Ngay cả trẻ lớn cũng được hưởng lợi từ sự bảo vệ miễn dịch truyền qua chúng thông qua sữa mẹ.

Bệnh tật: Trẻ bú sữa mẹ lâu dài bị ốm ít hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn so với trẻ không được bú sữa mẹ.Ngoài ra, khi em bé bị ốm, việc cho con bú còn có tác dụng an ủi, xoa dịu và có thể giúp ngăn ngừa mất nước.

Thoải mái và an toàn: Cho con bú có tác dụng xoa dịu và thư giãn. Nó có thể giúp trẻ mới biết đi đối phó với nỗi sợ hãi và căng thẳng. Khi con bạn trở nên độc lập hơn và bắt đầu khám phá thế giới, chúng sẽ tự tin hơn khi biết rằng nó có thể trở lại sự thoải mái và an toàn khi bú sữa mẹ trực tiếp ở trong vòng tay của mẹ.

Những bà mẹ cho con bú hơn một năm mô tả con của họ như sau:

  • An toàn hơn về mặt cảm xúc
  • Thể chất khỏe mạnh hơn
  • Yêu thương và thân thiện hơn
  • Độc lập hơn
  • Dễ dàng hơn để trấn an khi đau hoặc căng thẳng
  • Hạnh phúc và vui vẻ hơn

Trẻ có tự cai sữa không?

Lời khuyên nếu bạn không muốn ngừng cho con bú vào thời điểm trẻ có dấu hiệu tự cai sữa

  • Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ và cho con bú thường xuyên.
  • Cố gắng cho bé bú mẹ trước khi cho bé ăn bất kỳ loại thức ăn, đồ uống hoặc đồ ăn nhẹ nào khác. Nếu trẻ bị đói hoặc khát hay buồn ngủ, chúng có thể sẵn sàng bú mẹ hơn.
  • Giảm phiền nhiễu và sự phân tâm của trẻ đến mức tối thiểu khi cần cho trẻ bú mẹ.
  • Nếu nguồn cung cấp sữa mẹ đang giảm, hãy thực hiện một số biện pháp để tăng lượng sữa mẹ mà bạn đang sản xuất. Vắt hút sữa có thể giúp tăng nguồn sữa của bạn và duy trì sản xuất sữa khi trẻ từ chối bú mẹ hoặc không bú mẹ thường xuyên.
  • Đảm bảo bổ sung chế độ ăn cho bé khi bé không bú. Trẻ em dưới một tuổi vẫn cần dinh dưỡng từ sữa mẹ rất nhiều.

Hãy cố gắng kiên nhẫn và nhớ rằng dấu hiệu trẻ tự cai sữa này chỉ là giai đoạn phát triển bình thường mà một số trẻ em trải qua. Nếu bạn cần giúp đỡ hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn sữa mẹ để được tư vấn và đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời và riêng biệt cho từng trường hợp.

All search results