Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: Nguy hiểm hơn bạn nghĩ.

Tiêu chảy là bệnh tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh này không rõ ràng ở trẻ sơ sinh,trẻ nhỏ do phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng trong giai đoạn đầu đời này.

Bố mẹ hãy để ý quan sát theo dõi bé khi có bất kì dấu hiệu nghi ngời bé bị tiêu chảy. Hãy cho bé đi bệnh viện nếu các triệu chứng không có tiến triển tốt.

tiêu chảy sơ sinh

1. Nguyên nhân gây bệnh

Tiêu chảy là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ một số tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, phản ứng này thường không kéo dài và sẽ tự kết thúc. Nếu việc tiêu chảy kéo dài nghĩa là cơ thể đang có bất thường và đây không còn là phản ứng sinh lý bình thường nữa. Khi này, tiêu chảy có thể kèm theo các triệu chứng như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Chuột rút, mất nước

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong độ tuổi bú sữa mẹ thường là:

  • Ngộ độc thực phẩm: bé ăn, gặm phải các loại đồ ăn lạ, đồ chơi nhiễm vi sinh vật gây tiêu chảy
  • Rối loạn tiêu hóa: Sự phát triển chưa đầy đủ của hệ tiêu hóa trẻ khiến cho việc tiêu hóa thức ăn của bé chưa thực sự tốt. Khi đó, nó rất nhạy cảm với bất kì sự thay đổi nhỏ nào từ nguồn dinh dưỡng cung cấp vào. Thực phẩm lạ mẹ ăn vào cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ và gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
  • Nhiễm trùng đường ruột: virus rota, vi khuẩn salmonella là các loại vi sinh vậy gây bệnh đường ruột phỏ biến nhất ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là virus rota. Ngoài việc gây ra tiêu chảy thì rota virus còn có nguy cơ gây nên bệnh viêm dạ dày. Ngoài các triệu chứng của tiêu chảy thông thường thì tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột thường có thêm các triệu chứng khác như: nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu, sốt.
  • Không dung nạp đường lacto: Lactose thường xuất hiện trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ. Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose sẽ khiến cho hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột, trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.

Ngoài ra, một số nguyên nhân hay gặp khác có thể gây nên bệnh tiêu chảy như: bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,…

2. Hậu quả của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Tiêu chảy là một bệnh nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi so sánh với các bệnh khác do các dấu hiệu của bệnh này khó phát hiện ở các em nhỏ, sơ sinh. Khi trẻ bị tiêu chảy mà mẹ không phát hiện được có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề: quá trình trao đổi chất, cân bằng thân nhiệt của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng mất nước, giảm tuần hoàn, suy tuần hoàn và có thể tử vong.

tiêu chảy sơ sinh

Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể bé suy nhược, sút cân, chậm lớn, chậm phát triển về thể chất và cả tâm lý. Bé luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi không sức sống.

Cơ thể yếu nhược làm giảm sức đề kháng của bé, dễ bị tấn công bỏi các vi sinh vật gây bệnh trong môi trường sống…

3. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể đi ngoài nhiều lần 1 ngày chứ không chỉ khi tiêu chảy bé mới đi ngoài nhiều. Vậy nên, để biết trẻ có bị tiêu chảy, mẹ cần phải chú ý xem bình thường tần suất và tính chất phân khi trẻ đi ngoài là như thế nào. Từ đó có sự so sánh tương đổi để đưa ra kết luận rằng bé có bất thường hay không.

Bé 3 tháng có thể đi ngoài đến 5 lần 1 ngày và bé trên 6 tháng đi ngoài 1-2 lần 1 ngày là bình thường.

Tính chất phân thông thường của bé là mềm, lỏng và không nặng mùi phụ thuộc vào thành phần các chất trong sữa mẹ (tương đương với các loại thực phẩm mẹ sử dụng trong ngày).

Chính vì đặc điểm này mà việc xác định liệu trẻ có bị tiêu chảy hay không khó khăn hơn nhiều so với việc xác định táo bón. Vì vậy cũng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Các phương pháp mẹ có thể sử dụng để xác định rằng bé có bị tiêu chảy không là:

  • Để ý tần suất đi ngoài, số lần đi ngoài của bé so sánh với bình thường hoặc các ngày trước đó. Nếu có sự thay đổi đột ngột nghĩa là đã có vấn đề với hệ tiêu hóa của bé.
  • Kiểm tra tình trạng, khối lượng, tính chất phân: phân lỏng hơn hoặc rất lỏng, chỉ toàn nước. Nếu phân có mùi tanh thì có khả năng trẻ bị tiêu chảy cao. Nếu có xuất hiện máu trong phân của bé là dấu hiệu của nhiễm trùng tiêu hóa.

Ngoài các đặc điểm trên ra, bé bị tiêu chảy còn có các biểu hiện khác mẹ dễ phát hiện như: khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói…

4. Các xử trí khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Các trường hợp trẻ bị tiêu chảy lâu ngày mẹ cần cho bé thăm khám ở bệnh viện để tìm ra đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Với các bé bị tiêu chảy nhẹ, mới bắt đầu bị tiêu chảy, mẹ cần bổ sung nước và điện giải cho bé. Thông thường trong giai đoạn này, sữa mẹ là dinh dưỡng chính của bé, mẹ có thể cho bé bú nhiều sữa mẹ hơn bình thường hoặc có thể bổ sung điện giải bằng các loại nước bổ sung điện giải như: oresol, nước cháo muối loãng, nước cháo đường loãng, nước dừa….

Nên xác định rằng liệu nguyên nhân gây tiêu chảy cho bé có phải là sữa mẹ hay không trước khi bổ sung nhiều sữa cho bé.

Loại bỏ tất cả các nguyên nhân nghi ngờ gây nên tình trạng tiêu chảy cho bé cụ thể như các loại đồ ăn lạ hoặc các nhân tố không vệ sinh như các loại nước hoa quả…

Nếu bé có dấu hiệu sốt thì mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt. Lưu ý về liều lượng và khoảng cách giữa các lần sử dụng thuốc cho bé.

tiêu chảy sơ sinh

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi đưa ra bất kì quyết định gì về y tế đối với bé.

5. Dấu hiệu cần cho bé đi bệnh viện:

Bố mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nếu trẻ có những dấu hiệu:

  • Trẻ đi tiêu chảy quá 3 ngày, nghi ngờ tả.
  • Nôn ói nhiều.
  • Đau bụng hoặc quấy khóc nhiều.
  • Các triệu chứng mất nước.
  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.
  • Tiêu đàm máu.

Hi vọng qua bài viết này giúp mẹ hiểu thêm về bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có biện pháp xử lý phù hợp nếu bé xuất hiện tình trạng này. Chúc bé luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results