Sốt co giật và cách xử trí.

Sốt co giật và cách xử trí

Sốt co giật là một biểu hiện nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bé. Mẹ cần thực hiện các biện pháp cấp cứu và đưa đến bệnh viện ngay để tránh đem lại hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu về sốt co giật ở trẻ em, trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây

sốt co giật và cách xử trí

1. Đối tượng thường bị sốt co giật?

Thực chất, sốt là một biểu hiện, một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phát hiện các vi sinh vật tấn công từ ngoài hoặc trong cơ thể nhằm mục đích tiêu diệt các tác nhân gây bệnh này. Vậy nên, đối với hệ miễn dịch và cơ thể, sốt là một phản ứng có lợi.

Tuy nhiên, ở độ tuổi sơ sinh đến 6 tuổi, do hệ thần kinh của trẻ đang phát triển chưa hoàn chỉnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc nhiệt độ tăng lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành, hoạt động bình thường của não bộ, gây nên các phản ứng sai lệch như co giật.

Có 2 dạng sốt co giật:

  • Co giật do sốt đơn thuần: Cơn giật toàn thể; Cơn giật kéo dài dưới 15 phút; chỉ có 1 cơn giật trong 24 giờ.
  • Co giật do sốt phức hợp: Cơn giật cục bộ; Cơn giật kéo dài trên 15 phút; có ≥ 2 cơn giật trong 24 giờ.

2. Biểu hiện sốt co giật?

Sốt cao co giật là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở trẻ, nhiệt độ xuất hiện co giật là từ 40 độ C trở lên. Nếu để sốt đến 41 độ C, hầu hết 100% trẻ sẽ bị co giật.

sốt co giật và cách xử trí

Ngoài co giật, trẻ có thể có kèm theo các biểu hiện như:

  • Người căng cứng, mất cảm giác tay chân
  • La hét, sùi bọt mép,
  • Đồng tử trợn ngược làm mắt trắng
  • Thời gian co giật có thể kéo dài không quá 5 phút hoặc kéo dài đến 1 tiếng đồng hồ tùy vào nguyên nhân và thể trạng của bé.
  • Thông thường, đa số trẻ gặp phải trường hợp co giật phức hợp. 

Đặc điểm của co giật do sốt thể đơn thuần:

  • Cơn co giật điển hình là cơn toàn thể, kiểu tăng trương lực và co cứng cơ.
  • Thời gian co giật 15 phút.
  • Trẻ không rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào sau cơn.

Đăc điểm của co giật do sốt thể phức hợp:

  • Co giật khu trú.
  • Thời gian kéo dài > 15 phút.
  • Có từ 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ.

3. Cách xử trí khi trẻ bị sốt co giật

Điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là cố gắng giữ bình tĩnh để xử trí đúng các bước, tránh để tâm lý làm ảnh hưởng đến hành động của bố mẹ:

B1: Đặt trẻ nằm xuống nơi rộng rãi, an toàn: Nên để trẻ nằm nghiêng để khi nôn không bị sặc vào đường thở của bé, một chân duỗi, một chân co.

B2: Nới lỏng áo quanh cổ, đặt gối xuống dưới cổ, để tăng lưu thông không khí vào phổi bé.

B3: Dùng vật đè lưỡi khi bé đã lên cơn co giật và có cắn chặt hàm với nhau, không đưa cây đè lưỡi vào quá sâu bên trong gây nôn ói, tránh các động tác thô bạo gây gãy răng, chảy máu, dập môi. Nếu con trẻ không cắn chặt hàm thì không cần làm động tác này.

Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.

B4: Đặt hậu môn các loại viên đặt hạ sốt là một trong những phương pháp tốt để giúp trẻ phối hợp điều trị trong trường hợp này. Khi qua cơn sốt co giật, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành chẩn đoán, cấp cứu và theo dõi.

sốt co giật và cách xử trí

4. Hạ sốt cho trẻ sốt cao co giật: 

Trong trường hợp bé bị sốt co giật, mẹ nên thực hiện các biện pháp có thể giúp bé hạ nhiệt nhanh chóng mà vẫn an toàn như:

  • Cởi bỏ quần áo của bé, đặt bé ở tư thế dễ chịu, dễ thở
  • Lau mát cho bé bằng khăn và nước ấm 35-37 độ C. Tránh không dùng các loại nước quá lạnh hoặc quá nóng khiến phản tác dụng. Sử dụng nước quá lạnh trong trường hợp này khiến bé sốc nhiệt, co các lỗ chân lông khiến không thể thoát nhiệt ra môi trường càng làm nặng thêm tình trạng sốt cao của bé.
  • Sử dụng các loại thuốc đặt hậu môn để hạ sốt: Paracetamon viên đặt hậu môn là một trong những lựa chọn thường gặp. 10-15mg/kg/lần và chỉ có thể dùng lần tiếp theo sau 4h.
  • Tìm ra nguyên nhân gây sốt và loại bỏ.

Sốt co giật không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở trẻ. Mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào các nguyên nhân gây co giật. Sau 5 tuổi, sốt co giật ở trẻ sẽ tự hết. Tuy nhiên, co giật đi kèm với sốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não,… Vì vậy, khi trẻ có hiện tượng co giật khi sốt, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị kịp thời.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results