Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị.

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây có thể là một dấu hiệu của việc thiếu vi chất đối với cơ thể bé. Vậy rụng tóc vành khăn là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng rụng tóc thường xảy ra ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Tình trạng rụng tóc thường xảy ra nhiều ở phần gáy, nơi tiếp xúc nhiều với gối hình thành vành mũ quanh đầu.

Thông thường, bệnh rụng tóc vành khăn được phát hiện kèm theo bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Nguyên nhân là do vitamin D cũng đóng góp vai trò trong việc phát triển các cơ quan tóc móng sừng.

Khi tóc trẻ yếu do thiếu vitamin D, các vị trí tiếp xúc với gối sẽ bị cọ xát và dễ rụng tóc hơn. Đó là nguyên nhân tại sao tóc rụng xuống sẽ có tạo hình vành mũ ở sau đầu bé.

2. Nguyên nhân chính gây nên bệnh rụng tóc vành khăn?

Đa số các trường hợp chỉ ra rằng: rụng tóc xảy ra do cơ thể bị thiếu chất. Cụ thể ở đây là vitamin D. Ngoài ra, kẽm, sắt, canxi, vitamin C cũng là một phần nguyên nhân của việc rụng tóc.

Chính vì thiếu chất, cụ thể là vitamin D. Rụng tóc được coi như một triệu chứng khá điển hình để phán đoán tình trạng dinh dưỡng của bé. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nếu có kèm theo các triệu chứng:

  • Trẻ bị táo bón thường xuyên
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc mà không rõ nguyên nhân
  • Bé ngủ hay giật mình, ra nhiều mồ hôi
  • Thóp đầu của trẻ lâu đóng, phập phồng theo nhịp thở, sờ vào thấy mềm
  • Xương hộp sọ của trẻ mềm và bẹp bất thường
  • Trẻ có bướu ở đỉnh đầu và trán
  • Trẻ chậm mọc răng, chậm biết lẫy, chậm biết bò, chậm biết đi …

rụng tóc vành khăn

Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu rụng tóc vành khăn kèm theo các triệu chứng như trên, hãy cho bé đến viện dinh dưỡng hoặc bệnh viện để khám sức khỏe, chẩn đoán và có lộ trình điều trị thích hợp.

3. Các nguyên nhân khác gây nên rụng tóc vành khăn.

Ngoài tác nhân thiếu Vitamin D, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc của bé. Tuy không hay gặp nhưng đây có thể là một số nguyên nhân mà mẹ có thể cân nhắc để tìm ra đúng nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc vành khăn.

3.1 Tư thế nằm

Nằm quá lâu một tư thế khiến bé ma sát vào gối nhiều hơn ở một số điểm nhất định làm tóc dễ trụng ở vị trí đó. Cũng do nguyên nhân này khiến tóc chậm mọc lại hơn ở vị trí ma sát với gối dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn.

3.2 Thuốc

Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ gây rụng tóc, ức chế mọc tóc. Việc này có thể xảy ra kể cả trường hợp mẹ uống thuốc gây tác dụng phụ lên bé do thuốc có khả năng qua hàng rào nhau thai vào cơ thể bé.

Trường hợp này mẹ cần theo dõi bé, tránh sử dụng các loại thuốc tác động xấu lên cơ thể bé và luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.

3.3 Nấm

Nấm da đầu không chỉ gây nên tình trạng rụng tóc mà còn khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện các mảng đỏ, bong tróc da đầu….  Mẹ nên điều trị sớm và triệt để để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển của bé.

rụng tóc vành khăn

4. Phân biệt rụng tóc vành khăn do thiếu chất và rụng tóc do các nguyên nhân khác:

  • Rụng tóc vành khăn: Tóc rụng thành từng đám, mất cả chân tóc, vị trí rụng tóc là phía sau gáy, tóc rụng thành hình vành khăn. Ngoài ra, trẻ còn quấy khóc liên tục mà không rõ nguyên do, ra nhiều mồ hồi, chậm vận động …
  • Rụng tóc do các nguyên nhân khác: Tóc rụng ở nhiều vị trí, tóc rụng không thành đám.

5. Phương pháp điều trị rụng tóc vành khăn.

Rụng tóc vành khăn là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và thường sẽ tự hết sau một thời gian bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp trẻ còn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cải thiện chế độ ăn uống để có nguồn sữa đặc mát, đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho bé.

Nếu có bất kì quyết định nào về việc sử dụng thuốc điều trị bệnh rụng tóc vành khăn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Các loại vitamin tan trong dầu: A,D,E,K… không tự đào thải mà tích trữ trong cơ thể nên việc sử dụng quá liều là một hành động nguy hại đến sự phát triển và thậm chí là tính mạng của bé.

5.1 Bổ sung Vitamin D

Thông thường, khi trẻ bị rụng tóc vành khăn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng vitamin D. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng cụ thể cho mỗi bé. Tuy nhiên, tổng lượng vitamin D cung cấp hằng ngày cần đảm bảo >400 và <1000 IU/ngày với trẻ 0-1 tuổi.

Ngoài việc bổ sung vitamin D qua sữa mẹ thì một phương pháp an toàn khác để bổ sung vitamin cho bé là tắm nắng. Ánh sáng mặt trời có thể giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, mẹ cần tắm nắng lúc nắng nhẹ nhàng, mát mẻ. Tránh tắm nắng lúc giữa trưa hoặc lúc nắng gắt. Khi đó, tỉ lệ tia UV trong ánh nắng rất cao có thể gây tổn hại đến làn da bé. Thời gian tắm nắng cũng thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào tình hình thời tiết.

rụng tóc vành khăn

5.2 Các vi chất khác

Ngoài vitamin D, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số vi chất khác giúp bé tránh bị rụng tóc vành khăn như: canxi, kẽm, sắt, vitamin C… Hàm lượng của các thành phần này dựa trên nhu cầu thực tế của bé vậy nên mẹ hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tránh tự ý dùng thuốc. 

6. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rụng tóc vành khăn

Chăm sóc bé trong quá trình điều trị bệnh rụng tóc vành khăn cũng có những lưu ý nhất định. Mẹ hãy nhớ để có thể giúp bé chữa dứt điểm bệnh rụng tóc vành khăn:

  • Vệ sinh da dầu và sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên dụng cho trẻ
  • Trường hợp trẻ ra mồ hồi nhiều, mẹ nên thường xuyên lau khô tóc cho con
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng và chú ý cho trẻ nghỉ ngơi điều độ
  • Không để trẻ nằm quá nhiều hay nằm quá lâu ở một tư thế
  • Vệ sinh chăn gối, giường chiếu, mũ nón của bé thường xuyên

Hi vọng qua bài viết này mẹ hiểu thêm về bệnh rụng tóc vành khăn và có những biện pháp chăm sóc bé hợp lý giúp bé nhanh cải thiện, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results