Quá tải đường lactose ở trẻ sơ sinh – Nhận biết và điều trị

Bạn có thể đã nghe đến rất nhiều, hoặc đang tìm kiếm về vấn đề bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh. Nhưng bạn có biết, tỉ lệ bất dung nạp đường lactose là rất thấp, đa phần các bé chỉ đang bị quá tải đường lactose thôi hay không?

Theo thống kê, có rất nhiều trẻ bị quá tải đường lactose được chuẩn đoán nhầm thành hội chứng bất dung nạp đường, khiến cho nhiều cha mẹ trở nên lo lắng và có những cách xử lý không phù hợp.

Quá tải đường lactose
Mẹ cần phân biệt rõ quá tải đường lactose và bất dung nạp đường lactose

Hai tình trạng này có các dấu hiệu khá giống nhau, và đây là lý do vì sao hiện tượng nhầm lẫn thường xảy ra như vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Phân biệt “quá tải đường lactose” và “bất dung nạp đường lactose”

Dấu hiệu chung:

  • Trẻ có dấu hiêu đau bụng, chướng bụng, đầy hơi.
  • Trẻ đi ngoài phân xanh, lỏng, có mùi chua.
  • Trẻ xì hơi nhiều và hay quấy khóc.
  • Trẻ đi ngoài có bọt hoặc đi ngoài kiểu “ném bom” (phân bắn ra với lực mạnh và trở nên tung tóe).

Sự khác biệt:

  • Quá tải đường lactose thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, một số ít gặp ở trẻ lớn hơn. Trong khi bất dung nạp đường có thể xảy ra ở hầu hết các thời điểm.
  • Trẻ bị quá tải đường lactose thường đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ ngày và thường có biểu hiện đau quặn bụng do bị tăng nhu động ruột.

Trẻ cũng rất hay ợ hơi, nôn trớ và hay có biểu hiện mệt mỏi vào buổi sáng.

Tuy nhiên trẻ vẫn tăng cân bình thường thậm chí một số tăng cân tốt. Và đặc biệt là trẻ thường có dấu hiệu đói liên tục.

Ngược lại, trẻ bị bất dung nạp đường thường không tăng cân, hoặc tăng cân rất ít. Trẻ có dấu hiệu mất nước, đi tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm. Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, ốm yếu.

Làm gì khi trẻ bị quá tải đường lactose?

Giống với hiện tượng bất dung nạp đường là khi đường lactose không được tiêu hóa hết sẽ chuyển xuống ruột và gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng, chua, nhiều bọt.

Nhưng với trường hợp bất dung nạp, bác sĩ có thể phải cho trẻ đi làm xét nghiệm test hơi thở hydro và thăm khám trực tiếp về thể trạng của trẻ, thì với việc quá tải đường lactose, việc điêu trị dễ dàng hơn nhiều.

Mục đích của việc điều chỉnh là giúp cho lượng sữa trẻ ăn có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thu hết. Đôi khi nếu trẻ bị tăng nhu động ruột quá mức, bạn sẽ cần được kê thuốc làm giảm nhu động đường tiêu hóa để giúp trẻ bớt khó chịu.

Về vấn đề cho trẻ ăn phù hợp, thì theo khuyến cáo, mẹ nên cho bé bú 1 bên khoảng 10-20 phút và nên cho bú 2-3 giờ một lần, và tốt nhất là nên tập cho bé ăn theo giờ.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc liệu bé có ăn đủ sữa hay không, bạn có thể tham khảo bài viết “Bé có đang đói? – Xin đừng hiểu sai ý bé

All search results