Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa bội nhiễm cho trẻ

Khác với chàm sữa, chàm bội nhiễm có thể gây ra những biến chứng khôn lường đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chàm sữa bội nhiễm

Thế nào là chàm sữa bội nhiễm?

Chàm sữa ở trẻ nhỏ là một bệnh về da rất phổ biến, ảnh hưởng đến 20% trẻ em trong thế giới. Bệnh chàm sữa thường xuất hiện dưới dạng phát ban đỏ, ngứa và có thể dẫn đến da khô, bong tróc, thậm chí nứt nẻ và sau cùng là các vết loét loang lổ.

Các vết loét mở – đặc biệt là từ vết trầy xước có thể cho phép virus, vi khuẩn và nấm xâm nhập vào da, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Và đây là một biến chứng của bệnh chàm sữa, được gọi là chàm sữa bội nhiễm.

Điều quan trọng đối với những người chăm sóc trẻ em bị bệnh chàm sữa bội nhiễm là phải biết nguyên nhân gây ra bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng và lựa chọn điều trị nào phù hợp nhất với tình trạng bệnh của trẻ.

Nguyên nhân của bệnh chàm sữa bội nhiễm là gì?

Chàm sữa bội nhiễm được gây ra bởi nhiều loại virus, vi khuẩn hoặc nấm tiềm năng. Sau đây là một số vi khuẩn phổ biến cũng như các yếu tố khác có thể gây ra chàm sữa bội nhiễm, bao gồm:

Tụ cầu khuẩn – Staphylococcus aureus

Tụ cầu khuẩn là một loại vi khuẩn được tìm thấy trên da của gần như tất cả những người bị bệnh chàm. Nó cũng sống trên da của khoảng 20% người trưởng thành khỏe mạnh. Nó phát triển mạnh khi vết chàm chảy nước hoặc vỡ ra. Trong trường hợp nhiễm tụ cầu khuẩn, bệnh chàm lây lan nhanh hơn và làm cho việc chữa lành khó khăn hơn.

Nhiễm nấm, như bệnh nấm da (hắc lào)

Đây là nguồn lây nhiễm nấm phổ biến trong bệnh chàm. Nấm da có thể được tìm thấy trên khắp cơ thể và thường xuất hiện giữa các ngón chân, kẽ chân, nếp gấp ở da. Nhiễm nấm da có nhiều khả năng xảy ra ở những người bị bệnh chàm, nhưng chúng tương đối phổ biến ở tất cả các cá nhân khác.

Nhiễm virus Herpes simplex

Herpes simplex cũng có thể gây nhiễm trùng ở những người bị bệnh chàm, vì vậy, những người bị bệnh chàm nên tránh những người bị loét do virus này gây ra nếu có thể. Nhiễm trùng thứ cấp của da do virus herpes simplex gây ra được gọi là eczema herpeticum. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng bằng liệu pháp kháng virus, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù hoặc tử vong.

Triệu chứng của bệnh chàm sữa bội nhiễm là gì?

Chàm sữa bội nhiễm cũng giống như các loại bệnh khác và cần có thời gian ủ bệnh và phát bệnh. Do đó, bạn nên quan sát và nhận biết sớm bệnh thông qua các biểu hiện tự phát trên người của trẻ sơ sinh, cụ thể như sau:

Da nóng, rát, ngứa và ửng đỏ, phát ban ở mặt và cổ. Trẻ cảm thấy khó chịu, gãi nhiều làm da bị trầy xước, nhiễm trùng.

Da đỏ, nổi nhiều mụn nước li ti, có dịch vàng, mụn nông, nổi rõ trên bề mặt da. Đôi khi kèm theo mủ hoặc dịch trắng. Những mụn nước nếu vỡ ra có thể gây viêm loét, nhiễm trùng, tình trạng chàm sữa thêm nặng.

Da bị bong tróc: Sau khi mụn nước khô lại, vùng da bị chàm trở nên khô, bong tróc da, sẩn mảng có mủ màu vàng.

Trong trường hợp bệnh phát triển nặng hơn, các triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh ở trẻ có thể bao gồm: sốt, mệt mỏi, đau nhức, quấy khóc nhiều hơn,…

Biến chứng của bệnh chàm sữa bội nhiễm là gì?

Bệnh chàm sữa bội nhiễm là một biến chứng của bệnh chàm sữa, nhưng nó có thể tạo ra các biến chứng riêng của nó. Một số biến chứng phổ biến của bệnh chàm sữa bội nhiễm có thể bao gồm:

  • Triệu chứng bệnh chàm nặng hơn – nhiễm trùng cần được điều trị trước khi bệnh chàm sữa lành lại
  • Tăng các triệu chứng ngứa và phồng rộp
  • Tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, khó ngủ
  • Chàm sữa bội nhiễm thường để lại sẹo

Bệnh chàm sữa bội nhiễm cũng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Ví dụ, nếu không được điều trị, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm trùng huyết.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh càng có nhiều khả năng bị biến chứng do nhiễm trùng hơn người lớn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu hoặc vi khuẩn đặc biệt, vì vậy nên được bác sĩ kiểm tra chúng càng sớm càng tốt.

Điều trị bệnh chàm sữa bội nhiễm như thế nào?

Điều trị bệnh chàm sữa bội nhiễm khác nhau dựa trên loại nhiễm trùng hiện tại của em bé. Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng là do virus, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus. Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chọn sử dụng kháng sinh đường uống hoặc bôi. Các bác sĩ có thể khuyên dùng kem bôi cho những trường hợp nhẹ và kê đơn thuốc kháng sinh đường uống cho những trường hợp nặng hơn. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại kem đặc trị để giảm sưng và đỏ liên quan. Nhiễm nấm cần có kem chống nấm hoặc thuốc.

Tuy nhiên, cho dù phương pháp điều trị là gì đi chăng nữa đều là do bác sĩ chỉ định sau khi đã khám xét kĩ càng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay chữa trị cho trẻ sơ sinh, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Phòng ngừa chàm sữa bội nhiễm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Có thể giúp ngăn ngừa bệnh chàm sữa bội nhiễm bằng cách giảm các vết chàm và tránh trầy xước. Ngoài ra, những người bị bệnh chàm nên giữ cho da càng sạch càng tốt. Khi chàm sữa xảy ra, nên tuân theo kế hoạch điều trị được đề nghị từ bác sĩ để giúp điều trị và giảm bớt tiến triển ở bệnh. Đối với chàm sữa xuất hiện ở các nếp gấp hoặc các khu vực ẩm ướt tự nhiên của da, cần chú ý giữ cho khu vực khô ráo và sạch sẽ.

Điểm quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh vẫn là giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo ở da. Lợi sữa Mommy chúc các bé luôn khỏe mạnh, phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh chàm sữa bội nhiễm nếu nó xuất hiện.

All search results