Mẹ cho con bú chỉ nhiều sữa 1 bên có bình thường hay không?

Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nhận được các chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, việc nuôi con bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng như bạn tưởng. Nuôi con bằng sữa mẹ đi kèm với những khó khăn riêng của từng cặp mẹ con. Đôi khi, một bên ngực của bạn cảm thấy đầy hơn – nhiều sữa 1 bên hơn bên còn lại hoặc một bên vú có phản xạ xuống sữa nhanh hơn (tiết sữa ra khỏi bầu ngực).

Hãy tiếp tục đọc các thông tin bổ ích mà chúng tôi cung cấp sau đây để hiểu tại sao có sự khác biệt trong nguồn cung cấp của sữa mẹ và cách bạn có thể tăng nguồn sữa ở cả hai vú.

 

Một bên vú tiết nhiều sữa hơn – nhiều sữa 1 bên có bình thường không?

 

Vú tiết sữa theo quy luật cung cầu. Vì vậy, nếu bạn hoặc con bạn thích, hoặc thường xuyên cho bú và bú ở 1 bên, ví dụ như: bên trái hơn bên phải, vú bên trái sẽ tiết ra nhiều sữa hơn bên kia. Điều này có thể dẫn đến việc sản xuất ít sữa ở vú còn lại, điều này là hoàn toàn bình thường. Khi cơ thể của bạn cảm nhận được rằng có nhu cầu lớn hơn về sữa từ một bên, nó sẽ sản xuất một lượng lớn sữa mẹ hơn ở bên đó để đáp ứng nhu cầu tăng lên.

 

Nguyên nhân nào dẫn đến việc sản xuất sữa không đều ở vú mẹ?

 

Có một số lí do, nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất sữa mẹ không đều ở bà mẹ đang cho con bú. Một số trong số đó là:

 

1. Em bé hoặc người mẹ thích bú/ cho con bú ở 1 bên nhất định

 

Nếu em bé thích một bên vú hơn bên kia và bú nhiều hơn ở bên ưu tiên, thì sẽ tiết ra nhiều sữa hơn ở một bên vú. Ở những bà mẹ đang cho con bú, việc cho con bú liên tục bên nào sẽ tạo ra nhiều sữa ở bên vú đó. Đó là vì quá trình tạo sữa và phản xạ tiết sữa được kích hoạt khi trẻ bú.

 

2. Phẫu thuật và chấn thương ở bên vú

 

Nếu một bên vú của bạn đã được phẫu thuật, việc sản xuất sữa có thể giảm ở bên vú đó. Các chấn thương cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ. Nếu bạn đã từng bị chấn thương ở một bên vú cụ thể trước đây, nó có thể đã làm hỏng ống dẫn sữa và giảm sản xuất sữa.

 

3. Sự khác biệt về giải phẫu

 

Cả hai vú không hoàn toàn giống nhau. Một bên vú có thể có nhiều ống dẫn sữa hơn bên kia. Cấu trúc của núm vú cũng khác nhau. Bé có thể dễ dàng ngậm núm vú của bên này hơn bên kia.

 

4. Các biến thể trong phản xạ xuống sữa

 

Lực tiết ra sữa từ bầu ngực cũng tạo ra sự khác biệt. Nếu phản xạ xuống sữa ở một bên vú ít hơn bên kia, trẻ có thể không thích bú bên vú đó. Ngoài ra, nếu việc xuống sữa quá mạnh, trẻ có thể khó nuốt nhanh và có thể không thích bên đó.

 

 

Làm thế nào để khuyến khích sản xuất sữa đồng đều ở cả hai vú?

 

Có một số điều bạn có thể làm để kích thích tuyến sữa sản xuất ra cùng một lượng sữa đồng đều ở cả 2 bên vú. Bao gồm:

 

Bắt đầu cho con bú từ vú tiết ít sữa hơn. Khi con bạn bú bên vú ít thích hơn, nó sẽ kích thích sản xuất sữa mẹ tốt hơn ở bên đó.

 

Sử dụng máy hút sữa để hút sữa từ vú ít sữa hơn trong khoảng 10 phút sau khi cho con bú. Điều này cũng sẽ giúp tăng sản xuất sữa ở vú ít sữa đó. Bạn có thể trữ sữa này và cho bé ăn sau.

 

Dùng tay xoa bóp bên vú ít sữa và ít được ưa thích, chườm ấm trong vài phút. Những kĩ thuật này sẽ kích thích sản xuất sữa hiệu quả hơn và đồng đều giữa 2 bên ngực.

 

Thử các tư thế cho con bú mới để tạo cảm giác thoải mái cho bé khi bú bên vú tiết ra ít sữa hơn.

 

Bạn cũng có thể cho trẻ bú sữa mẹ ở bên ít thích hơn khi trẻ buồn ngủ hoặc mệt mỏi.

 

Bắt đầu với vú tiết ít sữa và đổi bên ít nhất 2-3 lần trong mỗi lần cho bú.

 

Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn, hay nói cách khác hãy cho trẻ sơ sinh bú mẹ theo nhu cầu. Việc cho trẻ bú sữa ngoài giúp tăng tiết sữa. Cho trẻ bú mẹ 2 giờ một lần vào ban ngày và 3 giờ một lần vào ban đêm là một gợi ý lí tưởng cho bạn.

 

Đảm bảo trẻ ngậm núm vú đúng cách và bú có hiệu quả. Nếu em bé có vấn đề trong việc ngậm ti, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn sữa mẹ để được tư vấn và điều trị phù hợp, nhanh chóng.

 

Nếu trẻ dưới 6 tháng, hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa công thức sẽ làm đầy dạ dày của trẻ, làm giảm lượng sữa bú mẹ.

 

Núm ti giả, tấm trợ ti và bú bình có thể gây nhầm lẫn núm vú cho em bé. Do đó, tốt hơn là bạn nên tránh dùng những vật dụng này.

 

Uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để sữa mẹ được sản xuất tối ưu. Trong trường hợp bạn cảm thấy sản lượng sữa của mình ít, bạn có thể nói chuyện với chuyên gia tư vấn sữa mẹ về việc kích sữa phù hợp với bản thân mình nhất.

 

Việc sản xuất sữa không đều ở 2 bên vú có ảnh hưởng đến em bé hay không?

 

Chỉ cần bạn cho con bú theo nhu cầu, trẻ sơ sinh sẽ có đủ sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình. Ngay cả khi một bên vú tạo ra ít sữa hơn, thì bên còn lại sẽ tạo ra nhiều sữa hơn để bù đắp.

 

Tất cả các bà mẹ đều có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ khác nhau. Bạn có thể hoảng sợ hoặc lo lắng nếu một bên vú của bạn tiết ra ít sữa hơn và nhiều sữa 1 bên nhưng không cần phải lo lắng miễn là bạn cho con bú bên vú còn lại. Sức khỏe của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ, vì vậy hãy nghỉ ngơi đầy đủ, ăn những thực phẩm bổ dưỡng và luôn đủ nước.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results