Mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú hay không?

Lợi sữa Mommy cũng như các bà mẹ đều biết rằng tiêu chảy là một trải nghiệm khó chịu mà hầu như mọi người đều đã từng chịu đựng qua ít nhất 1 lần trong đời vì đây cũng không phải là căn bệnh gì hiếm gặp.

Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bị tiêu chảy có thể sợ lây nhiễm cho con của họ và lo lắng về việc liệu có an toàn khi tiếp tục cho con bú trong khi bị bệnh hay không. May mắn thay, tiêu chảy thường tự hết sau vài ngày với các biện pháp chăm sóc tại nhà đơn giản và tiếp tục cho con bú sữa mẹ chính là hành động bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng do tiêu chảy.

Mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú hay không

>>> Có thể mẹ quan tâm: Mẹ bị cảm có nên cho bé bú không?

Nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị đi ngoài

Tiêu chảy là rất phổ biến và xảy ra vì nhiều lý do. Trong những tuần sau khi sinh, tiêu chảy có thể là do dùng thuốc nhuận tràng để giảm táo bón sau sinh. Những căng thẳng của việc có một đứa trẻ sơ sinh cũng có thể là một yếu tố gây ra bệnh. Cả hai nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy này đều gây ra vấn đề về việc đắn đo tiếp tục cho con bú sữa mẹ hay không.

Các bà mẹ cho con bú cũng có thể bị viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy ở người lớn. Hầu hết các trường hợp là virus, mặc dù vi khuẩn và ký sinh trùng cũng có thể gây viêm dạ dày ruột này. Các sinh vật chịu trách nhiệm cho bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm không thể truyền sang con bạn thông qua sữa mẹ. Do đó, bạn không cần lo lắng rằng việc cho con bú có thể lây nhiễm cho em bé. Trên thực tế, cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm của bé.

Biện pháp tự chăm sóc tại nhà cho mẹ bị đi ngoài

Duy trì lượng nước đầy đủ là mối quan tâm chính nếu bạn là một bà mẹ cho con bú bị đi ngoài. Tiêu chảy truyền nhiễm thường gây ra tiêu chảy nước, có thể dẫn đến mất nước. Thiếu hydrat hóa có thể gây chóng mặt, đặc biệt là khi bạn đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm. Điều này có thể gây ra rủi ro, không an toàn cho cả bạn và em bé, nếu bạn bị ngã.

Mặc dù điều quan trọng nhất đối với bạn là tăng lượng chất lỏng để thay thế lượng nước bị mất do tiêu chảy, việc sản xuất sữa mẹ khó có thể bị ảnh hưởng trừ khi bạn bị mất nước nghiêm trọng. Tiêu chảy truyền nhiễm cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, vì vậy điều quan trọng là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn, ngủ với em bé sẽ cho phép bạn nghỉ ngơi và cho con bú theo yêu cầu của bé mà không cần phải thức dậy.

Cân nhắc về việc sử dụng thuốc khi mẹ bị đi ngoài

  • Nếu người mẹ đang dùng thuốc nhuận tràng thì cần ngừng sử dụng ngay để điều trị tiểu chảy.
  • Viêm dạ dày ruột do virus thường không cần dùng thuốc và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, kháng sinh đôi khi được khuyến cáo để điều trị một số loại viêm dạ dày ruột do vi khuẩn.
  • Nếu người mẹ bị tiêu chảy đi ngoài do nhiễm virus hoặc ngộ độc thức ăn thì không cần phải dùng thuốc, bạn sẽ tốt hơn chỉ vài ngày sau đó.
  • Nếu là do trầm cảm sau sinh thì nên được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Tránh dùng thuốc trị trầm cảm, bởi trong thuốc này có chứa chất bismuth subsalicylate – chất này có thể qua đường sữa mẹ, vào cơ thể em bé và gây hại.
  • Những nguyên nhân như dị ứng thực phẩm, nhạy cảm với thuốc thì cũng dễ điều trị mà không cần dùng thuốc. Chỉ cần tránh dùng thuốc và các thực phẩm đó nữa là bệnh tiêu chảy sẽ tự biến mất.

Mẹo chữa bệnh bị đi ngoài cho mẹ cho con bú

  • Nếu triệu chứng tiêu chảy chỉ mới chớm, tốt nhất nên được điều trị ngay. Bạn có thể dùng một số bài thuốc dân gian rất hiệu quả như: Nấu nước lá ổi với vỏ bưởi khô hoặc sử dụng búp ổi, rửa sạch, nhai cùng với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.
  • Thay vì sử dụng thuốc bạn nên cung cấp các vi khuẩn sống có trong men vi sinh, sữa chua để bảo vệ đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.
Mẹo chữa bệnh bị đi ngoài cho mẹ cho con bú
Mẹo chữa bệnh bị đi ngoài cho mẹ cho con bú
  • Ngoài ra mẹ nên bổ sung thật nhiều nước để tăng cường chất điện giải cho cơ thể. Nên dùng các dạng đồ ăn dạng lòng như canh, cháo, súp sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng và hấp thụ nhiều nước cho cơ thể.
  • Uống một tách trà hoa cúc, gừng, mật ong, bạc hà,…sẽ giúp giảm đau bụng, chống viêm và an thần.
  • Tiếp tục cho con bú sữa mẹ, nó là một mẹo giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước và sau khi chuẩn bị thức ăn để tránh lây lan viêm dạ dày ruột sang những người khác trong gia đình bạn – bao gồm cả em bé.
  • Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy tự khỏi và không gây nguy cơ sức khỏe đáng kể cho người mẹ cho con bú. Tuy nhiên, tiêu chảy đôi khi chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn. Tới bệnh viện càng sớm càng tốt nếu bạn gặp phải: xuất hiện máu hoặc mủ trong phân – sốt cao hơn 38 độ C – không có khả năng giữ nước hơn một ngày – đau bụng dữ dội hoặc tồi tệ hơn – giảm rõ rệt trong việc cung cấp sữa cho bé bú.

Mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú hay không? Có rất ít bệnh ở các bà mẹ khiến bạn phải ngừng cho con bú. Hầu hết các bệnh thông thường, như  cảm lạnh và cúm, tiêu chảy, táo bón, ốm sốt,… không thể truyền qua sữa mẹ. Trên thực tế, nếu bạn không khỏe, sữa mẹ sẽ chứa các kháng thể, giúp bảo vệ bé khỏi bị bệnh tương tự.

All search results