Mang thai bị sốt có thể gây hại cho thai nhi không?
Nhiệt độ bao nhiêu được coi là sốt đối với phụ nữ mang thai và các triệu chứng khi mang thai bị sốt là gì? Dưới đây là những tư vấn hữu ích cho mẹ từ Lợi sữa Mommy.
Khi bị sốt, các con số trên nhiệt kế sẽ cho thấy mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường, quy tắc là giống nhau khi mang thai: Nhiệt độ 37.7 hoặc 38 độ C được coi là sốt. Nếu nhiệt độ của bạn đạt 38.3 độ C, hãy tới bệnh viện ngay lập tức, ngay cả khi đó là vào giữa đêm. Nếu bạn không gặp phải bất kỳ triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm khẩn cấp nào và cơn sốt của bạn lên đến 37.7 độ C, hãy bắt đầu thực hiện các biện pháp hạ nhiệt an toàn cho bà bầu ngay lập tức.
Những triệu chứng thường đi kèm với sốt là: khó thở, đau lưng, ớn lạnh, đau bụng, cứng cổ.
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân gây sốt khi mang thai là gì?
- Có khi nào mang thai bị sốt là do ngộ độc thực phẩm không?
- Sốt có thể kéo dài bao lâu khi mang thai?
- Mang thai bị sốt có thể gây hại cho thai nhi không?
- Mang thai bị sốt có thể dùng thuốc gì?
- Làm gì để ngăn ngừa sốt khi mang thai?
- Bà bầu có thể bị sốt khi mang thai sớm hay không? Khi nào bà bầu dễ bị sốt khi mang thai nhất?
Nguyên nhân gây sốt khi mang thai là gì?
Bạn có thể bị sốt khi mang thai vì những lý do tương tự với việc không mang thai. Trong thực tế, có lẽ bạn đang có nhiều khả năng bị nhiễm virus phổ biến như bệnh cúm hoặc cảm lạnh trong khi bạn đang mang thai. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của bạn bị ức chế để bảo vệ thai nhi khỏi bị từ chối.
Sốt nhẹ có thể là kết quả của việc nhiễm siêu vi lành tính như cảm lạnh, trong khi sốt cao hơn có thể là triệu chứng của bệnh cúm. Đôi khi, sốt có thể do nhiễm vi khuẩn (như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận hoặc viêm họng liên cầu,…). Về lưu ý đó, bà bầu nên tránh ăn thịt sống, cá và phô mai chưa tiệt trùng để tránh tiếp xúc với vi khuẩn listeria khi mang thai, vì nó cũng có thể gây sốt cao.
Ngoài ra, nguyên nhân mang thai bị sốt cũng có thể là do: viêm phổi, viêm amidan, viêm dạ dày ruột (virus dạ dày), viêm bể thận (nhiễm trùng thận),…
Có khi nào mang thai bị sốt là do ngộ độc thực phẩm không?
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể là thủ phạm nếu bạn bị sốt. Ngộ độc thực phẩm thường do virus, hoặc vi khuẩn(hoặc độc tố của chúng). Trong trường hợp, bạn cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn và nôn. Tiêu chảy và nôn đặc biệt có vấn đề khi mang thai vì chúng có thể gây mất nước, co thắt và chuyển dạ sinh non. Các chất điện giải quan trọng bị mất qua nôn mửa và tiêu chảy phải được bổ sung ngay. Trong một số trường hợp, mất nước có thể nghiêm trọng đến mức huyết áp trở nên không ổn định và phải nhập viện. Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Sốt có thể kéo dài bao lâu khi mang thai?
Sốt trong thai kỳ có thể kéo dài bao lâu đều phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của nó. Nhưng bạn nên tới bệnh viện ngay nếu nhiệt độ lên tới 38.3 độ C và thực hiện các bước để giảm nhiệt độ đồng thời.
Mang thai bị sốt có thể gây hại cho thai nhi không?
Sốt nhẹ dưới 37.7 độ C thường không gây lo ngại và thường sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến em bé đang lớn trong bụng mẹ. Nhưng sốt cao hơn có thể nghiêm trọng hơn, đó là lý do tại sao việc liên hệ với bác sĩ hoặc tới bệnh viện là rất quan trọng ngay khi bạn bắt đầu thấy thân nhiệt tăng lên.
Mặc dù phụ nữ mang thai và thai nhi có nhiều khả năng bị biến chứng do sốt cao không được điều trị, nhưng điều quan trọng cần biết là chính cơn sốt có thể không phải là nguyên nhân; nó có thể là một dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc một vấn đề gì đó khác. Đây là lý do tại sao cần phải điều trị ngay lập tức.
Nếu bạn đang trong giai đoạn ba tháng đầu và bị sốt cao hơn 39 độ C, hãy tìm cách điều trị ngay lập tức/ tới bệnh viện sớm nhất có thể. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng ngắn và dài hạn cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ.
Mang thai bị sốt có thể dùng thuốc gì?
Mang thai luôn được khuyến cáo rằng nên tránh sử dụng các loại thuốc mà không được chỉ định từ bác sĩ. Trước khi quyết định dùng loại thuốc gì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Một vài lời khuyên nữa để điều trị sốt khi mang thai:
- Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm (nhưng không quá lâu)
- Uống nhiều nước và đồ uống lạnh khác để hạ nhiệt và ngăn ngừa mất nước
- Mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và che chắn ánh nắng trực tiếp
Làm gì để ngăn ngừa sốt khi mang thai?
Tránh bị cảm lạnh hoặc cúm bằng cách rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh và tiêm phòng cúm. Bị cảm cúm không chỉ gây sốt, nó có khả năng dẫn đến các biến chứng khác nữa. Tiêm vaccine cúm vào đầu mùa cúm (lý tưởng nhất là vào tháng 10) nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai là cách phòng tránh hữu hiệu nhất.
Bà bầu có thể bị sốt khi mang thai sớm hay không? Khi nào bà bầu dễ bị sốt khi mang thai nhất?
Câu trả lời là: Có, và bạn có thể bị sốt bất cứ lúc nào trong khi mang thai. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng một phần ba phụ nữ mang thai sẽ bị sốt tại một số thời điểm khác nhau và phần lớn họ đều sinh con khỏe mạnh.
Nhưng mặc dù có thể bị sốt bất cứ lúc nào trong suốt thai kỳ, nhưng sốt cao trong những tuần đầu tiên của thai kỳ có thể có nhiều rủi ro hơn so với bệnh cúm ở giai đoạn sau của hành trình mang thai. Tuy nhiên, nên có một nhiệt kế đáng tin cậy trong tay để theo dõi nhiệt độ của bạn một cách sát sao và có những biện pháp xử lí kịp thời trước khi cơn sốt lên cao.