Các con đường lây bệnh chân tay miệng?

Bệnh chân tay miệng có lây không?

Chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, dễ bùng phát thành dịch, nhất là ở độ tuổi bé bắt đầu đi học đến khoảng 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây nhanh, dễ thành dịch vì con đường lây bệnh dễ dàng. Bệnh này mang đến nhiều lo lắng cho bố mẹ bé vì triệu chứng đa dạng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé và có thể để lại hậu quả nặng nề. Vậy, bệnh chân tay miệng có lây không? Các con đường lây bệnh chân tay miệng là gì? Hãy cùng tìm hiểu để có các biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng để bảo vệ sức khỏe bé.

1. Bệnh chân tay miệng là gì? Bệnh chân tay miệng có lây không?

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus Coxsackievirus và Enterovirus. Đặc điểm của bệnh là lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Dịch xảy ra hằng năm, thường phân bố theo mùa và theo khu vực. Dịch bệnh ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường sinh hoạt của bé. Bệnh chân tay miệng có thể để lại nhiều hậu quả nhưng nghiêm trọng hơn vẫn là bệnh gây ra bởi chủng vi rus Enterovirus.

Độ tuổi mắc bệnh thường là trẻ ở độ tuổi biết bò, bắt đầu nhận thức đồ vật, tiếp xúc nhiều với các đồ vật xung quanh. Bệnh có thể tự phát triển hoặc lây lan từ người sang người. Khoảng thời gian bệnh dễ lây lan nhất là khi bé đủ tuổi đi học. Do môi trường các bé sinh hoạt chung và là đối tượng dễ bị virus tấn công nên dễ lây lan thành dịch.

Đến 5 tuổi, hệ miễn dịch của bé dần hoàn thiện, có khả năng chống chọi tốt hơn với bệnh tật, sẽ tránh được hiện tượng lây lan bệnh chân tay miệng tràn lan.

Thông thường, bệnh dễ lây lan vào mùa mưa, lạnh vì khi đó môi trường ẩm ướt dễ lây lan và việc vệ sinh cá nhân cho bé khó khăn hơn. 

2. Các con đường lây bệnh chân tay miệng?

Bệnh chân tay miệng là bệnh dễ lây lan. Con đường lây lan chủ yếu là qua tiếp xúc với dịch tiêu hóa, dịch mũi, họng và dịch từ các vết tổn thương trên da… Do đó, bệnh này có thể lây lan qua các con đường:

  • Đường tiêu hóa như khi ăn uống chung.
  • Tiếp xúc với chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.
  • Đường tiếp xúc với các vật dụng nhiễm virus như đồ chơi, quần áo, ly chén, sàn nhà…
  • Đường hô hấp như hắt xì hơi, sổ mũi, nước bọt…

Hệ miễn dịch chưa phát triển, không đảm bảo vệ sinh là những nhân tố tác động lên mức độ lây nhiễm của bệnh chân tay miệng. Hệ miễn dịch càng tốt và vệ sinh cá nhân càng tốt thì khả năng lây lan của bệnh càng giảm. Vậy nên, bố mẹ hãy chú ý các vấn đề này để phòng tránh nhiễm bệnh cho bé.

chân tay miệng có lây không

Bệnh cũng có thể lây cho người lớn, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bé. Hệ miễn dịch người lớn suy giảm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng khả năng lây nhiễm bệnh đối với người lớn. Khi người lớn nhiễm bệnh thường có các triệu chứng khó kiểm soát và hậu quả nghiêm trọng hơn.

3. Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng?

Vị trí xuất hiện dấu hiệu của bệnh chân tay miệng đúng như cái tên của nó. Các dấu hiệu này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng, niêm mạc lưỡi, má, vòng họng. Ban đầu, các viết bọng nước nhỏ xuất hiện trên tay, chân sau đó sẽ phát to lên và vỡ ra xuất ra các dịch trong, ngứa. Chính các dịch trong này là nguyên nhân gây lây lan nhanh nhất. Các tổn thương trên da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng làm tình trạng bệnh nặng lên, lan ra các khu vực xung quanh.  

Các dịch trong chuyển thành đục nếu xuất hiện nhiễm trùng. Vì vậy, bố mẹ có thể phân biệt mức độc nặng nhẹ của bệnh qua việc đánh giá dịch từ các bọng nước này.

Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện như:

  • Nóng sốt,
  • Các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng đường hô hấp ho, chảy mũi, hắt hơi
  • Rối loạn tiêu hóa, nôn ói và tiêu lỏng

chân tay miệng có lây không

Nếu bệnh nặng lên, bé có thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Sốt cao liên tục khó hạ sốt, vẻ lừ đừ, li bì, đi đứng loạng choạng, bỏ bú và ngủ nhiều, giật bắn tay chân khi ngủ. =>  Đây là các dấu hiệu về bệnh gây nên các tổn thương thần kinh

Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu: sốc, tụt huyết áp, da nổi bông, tri giác lơ mơ nghĩa là bé đã rơi vào giai đoạn nguy kịch cần được điều trị cấp cứu, có đe dọa đến tính mạng.

4. Điều trị bệnh chân tay miệng

Với các biểu hiện thông thường, mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho bé, điều trị các dấu hiệu và giữ gìn vệ sinh: uống thuốc hạ sốt, bú thêm sữa, nước, chăm sóc các bóng nước và hướng dẫn theo dõi những dấu hiệu chuyển độ.

Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên hoặc có bất kì dấu hiệu bất thường gì khác, mẹ cần cho bé nhập viện và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các hậu quả nghiêm trọng.

5. Phòng tránh bệnh chân tay miệng?

Chủ yếu giữ gìn vệ sinh và nâng cao sức đề kháng cho bé vì hiện tại chưa có vaccin phòng tránh bệnh lý này. Không chỉ phòng ngừa bệnh cho bé mà còn phải phòng ngừa bệnh cho cả những người bên cạnh bé. Nhất là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bé. Hoặc những bé khác có độ tuổi trong khoảng 0-5 tuổi.

  • Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sau ăn. Vệ sinh cho cả mọi người và cả bé.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, luôn khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ
  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh ăn uống, tránh ăn các thức ăn sống, lạ…
  • Tránh không cho trẻ ngậm tay, ngậm đồ chơi…
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống cho bé: cốc, chén, thìa, đũa…
  • Chủ động quan sát biểu hiện của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và cách ly với các bé khác
  • Hãy cho bé đi khám khi có nghi ngờ bệnh, theo dõi, chẩn đoán và đảm bảo tuân thủ chỉ định của bác sĩ

chân tay miệng có lây không

Tóm lại, bệnh chân tay miệng là một bệnh không hiếm gặp và không nghiêm trọng nếu bệnh nhẹ. Tuy nhiên, bệnh dễ diễn biến thành dịch và tiến triển nghiêm trọng. Vậy nên cha mẹ bé không nên chủ quan để phòng ngừa các hậu quả không mong muốn. Hãy giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường và cơ thể bé để phòng tránh các bệnh về tay chân miệng…


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results