Phát hoảng vì đắp lá để chữa tắc tia sữa nổi cục

Bị tắc tia sữa nổi cục nhiều ngày mà không đi bệnh viện, mẹ Thanh Hương đã để đến khi viêm tuyến vú nặng và mất sữa mới vội vã đi tìm lời khuyên của chuyên gia. Giá như mẹ biết sớm hơn!

Thanh Hương quê ở Thanh Hóa, đã sinh đến bé thứ 3. Hai bé đầu của Thanh Hương đều được bú mẹ hoàn toàn. Nhưng bé thứ 3 mới sinh được 2 tuần, mẹ đã thấy ít sữa dần. Lúc đầu, Hương chỉ cảm thấy đau ở vùng bầu ngực, chạm vào là đau, nên cho bé ăn thêm sữa ngoài.

Thấy đau vùng ngực là một trong những dấu hiệu của tắc tia sữa
Thấy đau vùng ngực là một trong những dấu hiệu của tắc tia sữa

Vì con bú mẹ bị đau đầu ti, đôi khi còn rớm máu ở đầu ti nên Hương mượn máy vắt sữa của bạn để vắt sữa cho khỏi đau. Nhưng càng vắt càng đau. Người nhà nói Hương bị tắc tia sữa nên dẫn Hương đến gặp thầy lang chuyên trị tắc tia sữa gần nhà.

Có rất nhiều mẹ đã đến đây để được đắp lá và hết tắc tia sữa nổi cục. Nhưng Hương đắp đến ngày thứ 10 thì bị sốt cao, ngực rất đau và sưng đỏ. Bởi vậy người nhà đưa Hương vào bệnh viện. Ở đây bác sĩ chuẩn đoán Hương đã bị áp xe và phải trích mủ.

Đây không phải câu chuyện duy nhất chúng tôi biết về vấn đề tắc tia sữa nổi cục. Rất nhiều mẹ đã chủ quan khi thấy bầu ngực bị đau, sữa ít dần hoặc khi ấn vào thấy cục cứng nhỏ nổi lổn nhổn bên trong ngực, và đã không xử lý đúng cách để giải quyết tình trạng.

Hãy cùng với lợi sữa mommy tìm hiểu về vấn đề tắc tia sữa nổi cục : nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng nhé!

Nguyên nhân của tắc tia sữa nổi cục

Về mặt lý thuyết, khi trẻ bú mẹ hoặc khi mẹ vắt hút sữa, cơ thể sẽ sinh ra 2 loại hormone là prolactin và oxytocin. Lúc này, sữa vừa được sản xuất tại các nang sữa, và được đẩy vào các ống dẫn sữa.

Nếu bé bú mẹ sai cách, hoặc mẹ vắt sữa không đúng: phễu hút không phù hợp, lực hút không đúng, không massage ngực… sữa sẽ không được đẩy ra hết và bị tắc lại ở các ống dẫn. Đôi khi do cấu tạo của bầu ngực, có một số ống sữa bị hẹp, hoặc bị bít tắc tại một vị trí nào đó, khiến cho dòng chảy không được lưu thông.

Đó là nguyên nhân đầu tiên của việc tắc tia sữa nổi cục.

Ngoài việc liên quan đến cấu tạo bầu ngực và việc cho bú hoặc vắt sữa sai cách, thì việc tắc tia sữa còn có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Mẹ bị mất ngủ, stress.
  • Mẹ bị cảm cúm hoặc bé đột ngột không bú mẹ.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học và quá nhiều chất béo…

Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa nổi cục

Biểu hiện của việc tắc tia sữa có rất nhiều, và thường không giống nhau ở những lần tắc hoặc ở những bà mẹ khác nhau. Bởi vậy mà chẳng có gì lạ nếu như một bà mẹ sinh con đến lần thứ ba lần thứ tư vẫn không biết tắc tia sữa là như thế nào.

Mẹ Thanh Hương không phải là trường hợp duy nhất không biết mình đang tắc tia sữa. Tôi đã từng gặp rất nhiều mẹ, sinh con nuôi con nhiều rồi mà khi bị tắc tia sữa vẫn không biết gì.

Câu mà các mẹ thường nói, đó là “em tưởng tắc tia sữa thì phải sốt hoặc phải đau chứ?”

Đúng vậy, sốt và đau là những dấu hiệu điển hình của viêm tắc tuyến sữa, còn khi tắc thôi, thì một số mẹ sẽ không cảm thấy đau, hoặc không thấy sốt. Vậy làm sao để biết mình có đang bị tắc tia sữa không?

Dưới đây là các dấu hiệu tắc tia sữa:

  • Sưng, nóng, đỏ, đau
  • Ấn tay thấy có các cục cứng bên trong ngực
  • Tự nhiên mất sữa hoặc vắt không ra sữa
  • Sốt

Đôi khi bạn gặp tất cả các yếu tố kể trên, nhưng đôi khi bạn chỉ gặp một hoặc một số triệu chứng mà thôi. Nên hãy thực sự tỉnh táo. Hoặc nếu bạn không chắc chắn, hãy tìm đến những chuyên gia y tế trong lĩnh vực để được tư vấn và hướng dẫn.

Hotline tư vấn chữa tắc tia sữa tại nhà
Liên hệ ngay để được tư vấn chữa tắc tia sữa tại nhà

Cách xử lý khi bị tắc tia sữa nổi cục

Nếu bạn có một trong số các dấu hiệu kể trên thì việc bạn cần làm tiếp theo đó là: Nhớ lại xem tình trạng đã diễn ra trong bao lâu?

Nếu tình trạng mới chỉ xảy ra trong một ngày hoặc một vài ngày, bạn vẫn may mắn vì có thể xử lý tại nhà hoặc không cần phải dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Nhưng nếu tình trạng đã nặng, có nguy cơ bạn sẽ cần đến bệnh viện để xử lý.

Một lời khuyên là mẹ không nên tự ý đắp lá, hoặc thăm khám ở những cơ sở không uy tín, vì việc đắp lá có thể gây ra những viêm nhiễm ở đầu ti và làm nặng hơn tình trạng viêm tuyến vú.

Sau đây là những việc bạn sẽ cần thực hiện để xử lý tình trạng tắc tia sữa nổi cục của mình.

  • Kiểm tra lại việc cho con bú, xem bé đã bú đúng khớp ngậm hay chưa. Cố gắng cho bé bú mẹ trực tiếp là tốt nhất.
  • Trong một số trường hợp mẹ sẽ cần dùng máy vắt sữa, hoặc vắt sữa bằng tay để hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Tắc tia sữa làm thế nào?

  • Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống cân bằng, tránh ăn quá nhiều chất béo như móng giò.
  • Trường hợp mẹ thấy sữa giảm, cần bình tĩnh kiểm tra thêm các yếu tố khác, không vội vã nghĩ mình tắc sữa mà xử lý không đúng.

Cuối cùng, nếu bạn là người cẩn thận, hãy tìm đến các chuyên gia để được hỗ trợ kịp thời.

Hotline tư vấn miễn phí: 0941800797

All search results