Cách làm tan cục sữa tắc khi mẹ bị tắc tia sữa nhanh nhất

Ngực chứa một loạt các ống dẫn sữa từ tuyến vú đến núm vú khi phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và cho con bú. Một ống dẫn bị tắc – tắc tia sữa có thể gây đau dữ dội, sưng và ngứa.

Một nghiên cứu năm 2011 trên 117 phụ nữ cho con bú cho thấy 4,5% mẹ bị tắc tia sữa tại một số thời điểm trong năm đầu tiên cho con bú. Một ống dẫn sữa vẫn tiếp tục bị tắc hoặc không điều trị sớm có thể gây viêm vú, nhiễm trùng đau ở vú.

Cách làm tan cục sữa tắc
Cách làm tan cục sữa tắc

Mặc dù tắc tia sữa có thể gây đau đớn cho mẹ bỉm sữa, nhưng nó thường được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Trong bài viết này, lợi sữa Mommy sẽ xem xét và liệt kê các triệu chứng và nguyên nhân của tắc tia sữa, biện pháp khắc phục tại nhà để thử, cách làm tan cục sữa tắc và khi nào cần gặp một chuyên gia tư vấn sữa mẹ để được điều trị triệt để.

Triệu chứng tắc tia sữa là như thế nào?

Các triệu chứng phổ biến nhất của tắc tia sữa bao gồm:

  • Đau ở một vị trí cụ thể trong vú
  • Xuất hiện một khối sưng, mềm ở vú
  • Nóng và sưng ở vú
  • Sữa chảy chậm ở một bên
  • Bề mặt da ở bầu vú trông sần ở một vùng bị tắc tia sữa
  • Xuất hiện một chấm nhỏ màu trắng trên núm vú, hay chính là đầu núm vú có mủ trắng

Đôi khi, tắc tia sữa có thể gây sốt nhẹ. Vì sốt cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng vú, những người bị sốt cùng với đau vú nên đi khám bác sĩ.

Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa

Các ống dẫn sữa bị tắc là phổ biến nhất ở phụ nữ đang cho con bú, gần đây đã sinh con và đã chọn không cho con bú, hoặc gần đây đã ngừng cho con bú.

Các ống dẫn bị tắc/ tắc tia sữa có nhiều khả năng xảy ra nếu một phụ nữ cho con bú không rút hết sữa trong vú (không làm trống tuyến sữa một cách hiệu quả và thường xuyên) vì điều này có thể đã thúc đẩy sữa tích tụ và chặn bít ống dẫn sữa hoặc ở ngay đầu tia sữa.

Phụ nữ gặp khó khăn khi cho con bú cũng là một nguyên nhân khiến mẹ dễ bị tắc tia sữa, chẳng hạn như thừa cung sữa mẹ, em bé có khớp ngậm bú sai, không hiệu quả hoặc gây đau cho mẹ, làm cản trở việc cho con bú thường xuyên, dễ bị tổn thương hơn với các ống dẫn bị tắc.

Tuy nhiên, bất cứ ai đang cho con bú đều có thể gặp phải vấn đề tắc tia sữa. Một số yếu tố rủi ro dễ gặp phải bao gồm:

  • Một sự thay đổi gần đây trong cách cho con bú, số lượng sữa ở mỗi cữ bú, tần suất bú,…
  • Trẻ sơ sinh bị sinh non có thể không đủ sức khỏe để mút bú mẹ được hiệu quả
  • Khi trẻ bú không hết, hay không bú tới nhưng mẹ lại không vắt hút sữa hết ra khỏi vú trong mỗi buổi cho con bú đó. Sự tồn đọng của sữa sẽ mau chóng thúc đẩy tắc tia sữa phát triển.
  • Lịch trình cho con bú bất thường, các cữ cho con bú rất ngắn hoặc bị bỏ qua
  • Áp lực lên ngực do tư thế cho con bú không thoải mái, quần áo bó sát hoặc áo ngực quá chật,…
  • Thỉnh thoảng, một số trường hợp khác có thể có bị tắc tia sữa mà không liên quan đến việc cho con bú.

Tìm hiểu thêm về khớp ngậm bú đúng và các tư thế bế – cho con bú chuẩn chỉ với chuyên gia:

Điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà

Thông thường có thể điều trị các triệu chứng của tắc tia sữa tại nhà. Hầu hết các ống dẫn sữa bị tắc giải quyết trong vòng 1 đến 2 ngày, thậm chí có hoặc không cần điều trị.

Cho con bú thường xuyên, đều đặn là cách nhanh nhất để giải quyết tắc tia sữa. Điều cần thiết là làm trống tuyến sữa với bên vú bị tăc tia sữa hoàn toàn trong mỗi lần cho con bú.

Sử dụng máy hút sữa để vắt sữa sau mỗi lần cho con bú có thể giúp ích cho bạn nếu em bé có khớp ngậm bú kém hiệu quả hoặc không thể thoát hết sữa trong vú.

Cách điều trị làm tan cục tắc sữa tại nhà
Cách điều trị làm tan cục tắc sữa tại nhà

Một số chiến lược khác có thể làm sạch ống dẫn bị tắc và giảm đau bao gồm:

  • Áp dụng một miếng khăn ấm nóng hoặc vải ấm trong 20 phút một lần.
  • Thay đổi tư thế cho con bú sao cho cằm hoặc mũi của bé hướng về phía cục sữa tắc, giúp nới lỏng và dẫn lưu ống dẫn sữa dễ dàng hơn.
  • Xoa bóp và massage cục sữa tắc, bắt đầu ngay phía trên nó và đẩy xuống và hướng ra phía núm vú.
  • Tránh chèn ép hoặc cố gắng “bật” cục sữa tắc một cách thô bạo có thể làm tổn thương nặng nề hơn cho bạn.
  • Mặc quần áo rộng và không mặc áo lót có dây buộc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Đôi khi cục sữa tắc hay tắc tia sữa rất đau hoặc không thể biến mất với các biện pháp khắc phục tại nhà. Cục sữa tắc mà không được giải quyết có thể dẫn đến viêm vú, đó là viêm vú do nhiễm trùng, thường có thể điều trị bằng kháng sinh.

Các bà mẹ không nên cố gắng tự điều trị viêm vú tại nhà hoặc có nghi ngờ viêm vú. Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị sẽ giảm nguy cơ biến chứng.

Phòng ngừa cục sữa tắc ra sao?

  • Cho con bú thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa cục sữa tắc.
  • Chiến lược quan trọng nhất để ngăn ngừa xuất hiện cục sữa tắc là cho em bé rút sữa hoàn toàn từng vú trong một buổi cho con bú.
  • Một đứa trẻ sơ sinh có thể mất 15 phút đến 30 phút để làm trống vú, vì vậy sự kiên nhẫn chính là chìa khóa.

Một số dấu hiệu cho thấy em bé đã rút hết sữa ở vú bao gồm:

  • Không còn nghe thấy tiếng nuốt khi bé bú
  • Vú mẹ cảm thấy nhẹ và mềm hơn
  • Không còn cảm giác đầy hoặc ngứa ran trong vú

Một số bước khác có thể làm giảm nguy cơ có cục sữa tắc bao gồm:

  • Mặc quần áo rộng rãi
  • Tránh các tư thế nằm gây nhiều áp lực hoặc trọng lượng lên ngực
  • Cho con bú theo nhu cầu hoặc theo lịch trình thường xuyên cho phép thoát sữa thường xuyên
  • Phụ nữ có tình trạng thừa cung sữa mẹ, nhiều sữa hơn nhu cầu của em bé, có nguy cơ cao bị tắc ống dẫn sữa. Một chuyên gia tư vấn sữa mẹ có thể đưa ra lời khuyên về việc giảm nguồn cung quá mức này.

Khi nào cần gặp một chuyên gia tư vấn sữa mẹ để được điều trị triệt để?

Tốt nhất là gặp chuyên gia tư vấn sữa mẹ nếu các triệu chứng sau đây xảy ra:

  • Đau nhức nhối
  • Cục sữa tắc không biến mất sau 1 đến 2 ngày
  • Sốt trên 38 độ C
  • Sưng, ngực đỏ
  • Cục sữa tắc tiếp tục quay trở lại
  • Cục sữa tắc thường là do vị trí và tư thế cho con bú không phù hợp hoặc có vấn đề với khớp ngậm của em bé.
Chuyên gia Sữa mẹ - DS. Lan Hương
Chuyên gia Sữa mẹ – DS. Lan Hương

Làm việc với một chuyên gia tư vấn sữa mẹ có thể giúp phụ nữ cho con bú giảm nguy cơ xuất hiện cục sữa tắc. Chuyên gia Sữa mẹ – DS. Lan Hương của Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC với hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị cho hàng triệu bà mẹ bỉm sữa sẽ trực tiếp điều trị và đồng hành cùng bạn khi gặp phải các trường hợp:

  • Tắc tia sữa – thông tắc tia sữa
  • Chỉnh khớp ngậm bú (với các mẹ và bé đều bình thường hoặc có kèm theo các vấn đề như: mẹ có cấu tạo ti đặc biệt: ti đĩa, ti thụt, đầu ti to,…; em bé sinh non, trẻ có khe hở môi, dính thắng lưỡi, lưỡi ngắn,…)
  • Tập bé bỏ bú – tập cho trẻ bú mẹ trở lại
  • Chữa nứt đầu ti, nứt cổ gà
  • Chữa ít sữa, mất sữa sau sinh
  • Tư vấn về sữa mẹ
  • Tư vấn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
Các bà mẹ và em bé đã chữa tắc tia sữa thành công bởi DS. Lan Hương
Các bà mẹ và em bé đã chữa tắc tia sữa thành công bởi DS. Lan Hương

Chuyên gia trực tiếp điều trị: DS. Vũ Thị Lan Hương

Địa chỉ: Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMCSố 5, hẻm 95/12/9, Hoàng Cầu, Hà Nội.

Hotline liên hệ: 0918753797 / 0977944437

All search results