Vì sao trẻ từ chối bú mẹ

Trẻ không chịu bú mẹ ngay từ lúc mới sinh, trẻ đang bú mẹ bỗng nhiên bỏ bú…tất cả đều có nguyên nhân. Hãy cùng lợi sữa Mommy tìm hiểu về vấn đề “Vì sao trẻ từ chối bú mẹ” và cùng nghe những lời khuyên chuyên gia sữa mẹ – DS Vũ Thị Lan Hương khi trẻ từ chối bú mẹ.

Khó khăn khi "trẻ không chịu bú mẹ"
Khó khăn khi “trẻ không chịu bú mẹ”

Vì sao trẻ mới sinh từ chối bú mẹ

Trẻ sơ sinh có thể gặp những khó khăn khi bú mẹ, lâu dần điều đó khiến trẻ cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục bú mẹ nữa. Và một số vấn đề mà bé có thể gặp phải đó là:

– Khớp ngậm của bé không đúng

Khớp ngậm là từ dùng để mô tả vị trí miệng của bé với ti của mẹ. Nếu bé có khớp ngậm không đúng, thì việc bú của bé sẽ không hiệu quả, bé sẽ không thể lấy sữa ra khỏi ngực của mẹ. Khi bé đói hoặc cáu gắt, việc cho con bú sẽ ngày càng khó khăn hơn, và bé bắt đầu từ chối bú mẹ.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc cho con bú, hoặc bé thường cáu gắt khi bắt đầu bú mẹ, hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia về sữa mẹ để biết cách “cho bé bú đúng“.

– Bé sinh non

Các bé sinh non thường phải nằm cách ly với mẹ sau khi sinh. Và trong khoảng thời gian đó, bé đã tiếp xúc với việc bú bình và quen với núm vú giả.

Bé sinh non cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ
Bé sinh non cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ

Trong một số trường hợp sinh non, miệng bé có thể quá nhỏ, và thật khó khăn để bé có thể ngậm gần hết quầng thâm của bạn. Đây cũng là lý do kiến bé từ chối bú mẹ. Một vấn đề nữa là ở những tuần cuối của thai kì, bé bắt đầu mút tay, và đây là thời điểm bé học về cách mút. Bé sinh non đã bỏ lỡ giai đoạn này, do đó phản xạ mút của bé thường kém hơn, bé cũng thường bú yếu hơn các bé khác.

– Mẹ có núm vú (đầu ti) bất thường

Đầu ti thụt (ti tụt), đầu ti to, đầu ti quá dài, hoặc ti dạng đĩa… là những tình trạng khiến bé gặp khó khăn trong việc ngậm đúng khớp ngậm. Trong trường hợp này, việc bạn cần làm là hãy liên hệ với chuyên gia về chỉnh khớp ngậm càng sớm càng tốt. Bởi những thói quen sai, hoặc việc trẻ bỏ bú càng diễn ra trong thời gian dài thì càng khó sửa chữa.

Đầu ti mẹ có vấn đề?
Đầu ti mẹ có vấn đề?

– Bé bị chấn thương hoặc bị khuyết tật

Nếu bé gặp phải những chấn thương trong quá trình sinh nở, bé có thể cảm thấy đau và không thoải mái để bú. Trong một số trường hợp khác, bé có thể gặp phải những khuyết tật bẩm sinh như: hở hàm ếch, dính thắng lưỡi (dính hãm lưỡi), ngắn lưỡi… điều đó khiến bé gặp khó khăn trong việc có một khớp ngậm đúng.

Và với hầu hết những trẻ bị khuyết tật, nếu không có sự trợ giúp từ các chuyên gia, các mẹ thường rất khó khăn trong việc cho bé bú, và bé thường sẽ từ chối bú mẹ.

– Sữa mẹ về chậm:

Với một số mẹ có tình trạng sức khỏe không tốt hoặc có những vấn đề về rối loạn nội tiết, có thể mất vài ngày để sữa mẹ về. Sự chậm chễ có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và bắt đầu từ chối bú mẹ. Nhưng bạn đừng nản, hãy để bé da tiếp da với mẹ bất cứ khi nào có thể, và hãy tích cực cho bé bú mẹ. Việc cho bé bú mẹ thường xuyên sẽ giúp kích thích tuyến sữa mẹ tăng tiết sữa cho bé.

– Bé ngủ quá nhiều và không chịu bú

Các em bé sơ sinh có xu hướng ngủ rất nhiều. Đôi khi một số loại thuốc mẹ sử dụng trong lúc sinh nở cũng có thể khiến bé ngủ nhiều hơn bình thường. Hoặc nếu bé bị vàng da bệnh lý, bé cũng có thể ngủ li bì.

Vậy nên, việc bạn cần làm là hãy đánh thức bé dậy và cho bé bú. Bạn hãy massage cho bé, thay tã hoặc cho bé vận động chân tay một chút. Việc đó sẽ khiến bé tỉnh giấc, và hãy cho bé ăn ngay khi bé đã tỉnh.

1. Tại sao trẻ lớn hơn từ chối cho bú mẹ

Rất nhiều mẹ thực sự cảm thấy lo lắng khi bé đang bú mẹ bỗng nhiên không chịu bú. Tình trạng có thể diễn ra vài ngày những cũng có thể là bỏ bú hoàn toàn.

Trường hợp đang bú bỗng nhiên bỏ bú cũng thường xảy ra
Trường hợp đang bú bỗng nhiên bỏ bú cũng thường xảy ra

Dưới đây là những nguyên nhân khiến bé từ chối bú mẹ.

– Bé đang bị đau hoặc gặp vấn đề về sức khỏe

Mọc răng, sốt, nấm miệng, ngạt mũi, đau bụng… là những nguyên nhân khiến bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ. Hãy theo dõi và để ý để nhận thấy những dấu hiệu về vấn đề đau ốm của bé, và hãy cho bé đi khám để được điều trị dứt điểm.

– Hương vị sữa của mẹ thay đổi

Thay đổi nội tiết, uống thuốc tránh thai, ăn một số loại thực phẩm có mùi đặc biệt, mẹ bị tắc tia sữa, viêm tuyến vú hoặc áp xe vú… đều có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ và khiến bé từ chối bú mẹ.

– Sữa mẹ ít

Việc sữa mẹ giảm có thể do rất nhiều nguyên nhân, và điều đó có thể khiến bé cảm thấy thất vọng khi bú mẹ để rồi từ chối bú mẹ.

– Bé là tuýp thích ăn nhanh

Một số bé cảm thấy thiếu kiên nhẫn khi phải chờ đợi giữa những lần xuống sữa của mẹ và bé chỉ muốn được ăn một lượng lớn càng nhanh càng tốt.

2. Bạn có thể làm gì khi bé từ chối bú mẹ

– Hãy chắc chắn bé đang có khớp ngậm đúng
– Nếu bé có vấn đề về sức khỏe, hãy cho bé đi khám để được kiểm tra và đánh giá chính xác nhất.
– Hãy tạo cho mình một khoảng không gian yên tĩnh và phù hợp để cho bé bú, sự ồn ào có thể khiến bé mất tập trung.
– Không ép bé bú mẹ nếu như bé không muốn. Việc ép bé bú khiến bé có những ác cảm về việc bú mẹ, và điều đó khiến mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cho bé bú.
– Căng thẳng, stress có thể làm giảm tiết sữa mẹ, vì vậy bạn đừng quá lo lắng nếu lượng sữa ngày hôm nay có ít hơn ngày hôm qua một chút.
– Nếu bé đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, hãy vắt sữa ở những cữ bé không bú để duy trì sữa mẹ.
– Dừng việc sử dụng núm vú giả, trợ ti, hoặc bú bình nếu đó là nguyên nhân khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ.
– Tập cho bé ăn bằng thìa, hoặc bằng cốc, hoặc thậm chí bằng dây câu hay sử dụng phương pháp dùng ngón tay để cho bé ăn khi mẹ đi vắng, hoặc bé đang từ chối bú mẹ.

Cuối cùng, nếu như tình trạng trên vẫn chưa được cải thiện, hãy liên hệ với chúng tôi. DS Hương với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã tập bỏ bú cho hàng nghìn mẹ sẽ tìm ra phương pháp tốt nhất để hỗ trợ cho bạn cho bé bú mẹ trở lại.

All search results