5 lưu ý khi trữ đông và rã đông sữa mẹ.

Vắt hút sữa không còn xa lạ với các bà mẹ đang trong giai đoạn đang cho con bú trên khắp thế giới. Nhất là với những mẹ không có điều kiện ở gần và cho con bú. Tuy nhiên, có những lưu ý quan trọng trong quá trình trữ đông sữa để sử dụng dần cho bé mà không phải mẹ nào cũng biết.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mẹ chỉ nên vắt hút trong trường hợp bất khả kháng, không thể cho con bú. Cho con bú là cách tốt nhất để duy trì sữa mẹ lâu dài. Máy vắt chỉ là biện pháp thay thế và không thể hiệu quả bằng cách cho bé bú trực tiếp.

Vắt hút sữa có thể hỗ trợ mẹ giảm sưng, căng ngực, giúp mẹ giảm khó chịu trong trường hợp bé bỏ cữ, không chịu bú…

Mẹ cần nắm vững các kiến thức về vắt hút, trữ sữa để đảm bảo sữa an toàn cho bé.

1. Lưu trữ sữa hợp vệ sinh

Tất cả các giai đoạn có tác động đến lượng sữa của mẹ, mẹ đều cần phải lưu ý vấn đề vệ sinh. Bởi sữa sau đông lạnh chỉ có thể hâm nóng lại mà không thể tiệt trùng nên việc bị nhiễm vi sinh vật trong sữa khi lưu trữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé.

Các dụng cụ vắt hút sữa, dụng cụ đựng, trữ sữa cần được vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng và phơi khô sau khi sử dụng. Trước khi sử dụng lại, mẹ cần phải tiệt trùng lại mới được bắt đầu sử dụng.

Tay mẹ là một trung gian truyền bệnh hay bị bỏ quên nhất. Hãy nhớ vệ sinh sạch sẽ tay mẹ trước khi vắt sữa hay tác động bất kì hành động gì lên sữa của bé.

lưu ý khi trữ đông sữa mẹ

Sữa mẹ cần được bảo quản trong các loại túi chuyên dụng, an toàn và hợp vệ sinh. Không được sử dụng các loại túi nilon thường dùng trong gia đình ảnh hưởng đến chất lượng sữa và có thể là nguồn bệnh khó loại trừ.

2. Hạn sử dụng của sữa mẹ trữ đông

Với sữa trữ đông, bạn có thể để sữa trong vòng 3.6 tháng. Tốt nhất là bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt. Để càng lâu càng làm giảm chất lượng sữa và có thể gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi theo độ tuổi, vậy nên sữa để quá lâu có thể sẽ không “bổ dưỡng” cho bé nhiều như khi mới vắt nữa.

Bảo quản sữa cho bé luôn bảo quản ở phần lưng, tránh để ở phần cánh cửa tủ lạnh do không thể đảm bảo nhiệt độ cần thiết khi mẹ mở tủ lạnh nhiều lần.

Với sữa vắt trong ngày, mẹ có thể để ở ngăn lạnh trong vòng 24 giờ rồi chuyển lên ngăn đông. (Có thể gom nhiều cữ vắt lại cùng nhau). Và gom lượng sữa trong ngày cùng bảo quản cũng được khuyến cáo để bảo vệ tốt nhất chất lượng sữa mẹ vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế.

lưu ý khi trữ đông sữa mẹ

Luôn nhớ rằng, việc bảo quản sữa cho bé luôn phải để ở phía lưng tủ lạnh nơi nhiệt độ được ổn định nhất. Không bị ảnh hưởng bởi mỗi lần mở cửa tủ lạnh.

Tùy theo điều kiện thời tiết mà sữa mẹ để ở ngoài môi trường có thể sử dụng được. Thời tiết lạnh, hanh không sữa mẹ có thể để ngoài môi trường 4-6 tiếng mới bắt đầu có vị chua. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng 37 độ, chỉ để ngoài môi trường 30 phút là sữa đã có thể bị hỏng. Mẹ nên cho ngay sữa vào tủ lạnh khi vừa vắt xong để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa và đảm bảo an toàn.

3. Lượng sữa lưu trữ 

Hãy sử dụng túi trữ sữa một cách đúng theo nhà sản xuất khuyến cáo. Mẹ muốn tiết kiệm túi nên cho thật nhiều sữa vào túi gây nên hậu quả rằng khi sữa đông lại sẽ giãn nở thể tích gây bục túi, rách túi làm hỏng sữa. Việc này càng khiến mẹ mất đi một lượng sữa đáng kể trong khi “giọt sữa là giọt vàng”.

Mẹ hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của túi trữ sữa và chỉ cho tối đa lượng sữa mà hạn sử dụng khuyến cáo. Các phần sữa còn lại mẹ có thể gộp với các cữ sau để trữ vào một túi mới.

Một điều lưu ý nữa là lượng sữa trên mỗi cữ bú của bé sẽ thay đổi theo thời gian, vậy nên mẹ không cần tính toán lượng sữa đủ cữ cho bé trong túi mà hãy tuân thủ đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

4. Rã đông sữa mẹ và các lưu ý.

Rã đông sữa mẹ là quá trình đưa sữa từ ngăn đông của tủ lạnh đến giai đoạn có thể cho bé bú được. Quá trình này không khó nhưng nếu mẹ bỏ qua các bước của quá trình sẽ khiến sữa mất chất dinh dưỡng, hỏng cấu trúc sữa và có thể làm hỏng sữa của bé.

Nguyên tắc của việc rã đông sữa là chỉ rã đông từ từ, tuyệt đối không dùng nước sôi nóng để rã đông. Kể cả ở nhiệt độ phòng, lượng sữa đã rã đông có thể bị hỏng do thời gian rã đông lâu, nhiệt độ môi trường lại phù hợp với nhiệt độ phát triển của vi sinh vật.

Mẹ có thể để sữa đông của bé vào ngăn mát qua đêm để sữa được rã đông chậm, hoặc có thể rã đông nhanh bằng cách sử dụng vòi nước ấm (vừa phải) .

Không rã đông bằng cách đun sôi hoặc sử dụng lò vi sóng.

lưu ý khi trữ đông sữa mẹ

Mẹ nên hâm nóng, lắc đều sữa sau khi rã đông rồi mới cho bé ăn. Không nên lắc, khuấy quá mạnh sữa đã rã đông tránh ảnh hưởng đến trúc sữa mẹ.  

5. Hạn sử dụng sữa sau khi rã đông?

Sau khi rã đông cho bé sử dụng, mẹ tuyệt đối không được trữ đông lại lần 2. Hãy sử dụng sữa đã rã đông ngay sau khi rã, tránh để lâu trong không khí. Nếu không sử dụng ngay hãy cho vào ngăn mát để bảo quản tối đa trong 24h. sau 24 giờ thì cần phải bỏ đi.

Sữa đã rã đông chỉ sử dụng tối đa 2 giờ sau khi rã. Thực tế, sau 1 giờ sữa đã bắt đầu bị biến chất.

Hãy hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách nhằm giúp bé yêu được hưởng trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý giá.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

All search results