Hăm da ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh

Hăm da là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh: là đối tượng mà thường xuyên phải sử dụng tã và thường xuyên phải nằm, ít vận động. Tình trạng này gây cảm giác khó chịu, đau rát cho bé khiến bé quấy khóc.

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng hăm da

Vùng da dễ bị hăm, ngứa là các vùng da kín, không thoát khí, hay bị đóng tã bỉm như mông, bẹn hoặc các vùng ẩm thấp như ngấn cổ, nách… làm các vùng da này mẩn đỏ, đau, rát… Nguyên nhân gây nên tình trạng này được chia thành 2 loại:

1.1 Nguyên nhân do bé

  • Cơ địa bé dễ dị ứng, dễ phản ứng với các chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Da quá nhạy cảm.

1.2 Tác nhân bên ngoài

  • Vi sinh vật, vi khuẩn, nấm tấn công các vùng kín, vùng hay đóng bỉm. Nhất là các loại vi sinh vật, nấm trong phân, nước tiểu bé là các loại vi sinh vật gây bệnh hăm da phổ biến nhất.
  • Mẹ lựa chọn loại tã có chất liệu quá thô ráp
  • Hoá chất sử dụng trong giặt là tác động lên da bé

Chất liệu quần áo quá kín hoặc thô ráp cũng có thê gây tổn thương đến da bé, tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển.

2. Yếu tố nguy cơ:

Độ tuổi và tã lót là các yếu tố nguy cơ khiến tăng khả năng bị bệnh hăm da

Trẻ có sử dụng tã lót thường xuyên có tỉ lệ hăm da cao hơn hẳn so với các bé ít hoặc không sử dụng tã

3-12 tháng là độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do độ tuổi này nhiều bé đã phải cai sữa hoặc mẹ phải đi làm, ít có thời gian chăm sóc bé hơn.

3. Dấu hiệu đặc trưng của hăm tã

Triệu chứng hăm tã chủ yếu xuất hiện ngoài da và mẹ có thể dễ dàng nhận biết bằng cách quan sat da của bé. Thông thường trẻ sẽ hay cáu gắt, khó chịu do đau và rát ở vùng bị hăm nên mẹ hãy để ý hơn khi bé có dấu hiệu khó chịu, quấy khóc.

  • Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
  • Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
  • Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
  • Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da
  • Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.
  • Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, nếu bội nhiễm thì ở giữa có mủ

hăm da trẻ sơ sinh

4. Các biện pháp xử lý khi trẻ bị hăm

Nguyên tắc điều trị hăm là cần vệ sinh sạch sẽ và để thông thoáng bộ phận bị hăm

  • Rửa sạch, lau khô bằng khăn sạch, ấm, ngay sau khi trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài.
  • Tránh đóng tã bỉm, hạn chế tối đa
  • Rửa tay trước khi thay tã cho bé
  • Lựa chọn loại tã tốt, ít hoá chất và phù hợp với da bé
  • Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
  • Giặt sạch quần áo, tất, khăn cho  bé trước khi dùng.
  • Hãy xử lý ngay khi trẻ bắt đầu bị hăm, tránh để kéo dài gây nên khó chịu cho bé và việc điều trị khó khăn.
  • Không sử dụng xà phòng, rượu hay nước hoa để thay rửa cho bé. Những chất này có thể làm các triệu chứng hăm tã trầm trọng hơn.
  • Không sử dụng bột talc, phấn rôm để làm khô do trẻ có thể hít vào phổi loại bột này.

5. Trường hợp nào cần đưa đi khám

Nếu tình trạng của bé không tiến triển, mẹ cần cho bé đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp. Hăm lan rộng ra bụng, tay, lưng, măt… không hết sau 3 ngày.

hăm da trẻ sơ sinh

Trẻ sốt, vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương đầy mủ… thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm.

Hi vọng qua bài viết này giúp mẹ hiểu thêm về tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh và có các biện pháp phòng ngừa, xử lý khi trẻ bị hăm hiệu quả. Chúc bé và mẹ luôn khoẻ mạnh.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

 

 

 

All search results