Áp xe vú nguy hiểm tiềm ẩn không thể coi thường

Áp xe vú là tình trạng vú bị sưng đỏ và tích mủ do vi khuẩn gây ra. Áp xe vú thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở phụ nữ không cho con bú trong độ tuổi từ 15-45 tuổi. Áp xe vú nếu được phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, nếu nặng áp xe vú hoàn toàn có thể dẫn tới tình trạng hoại tử vú.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp xe vú

Theo lợi sữa Mommy thì phần lớn các trường hợp áp xe đều gây ra bởi vi khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là viêm tuyến vú, đặc biệt là viêm nhiễm ở các nang và ống dẫn sữa khi mẹ cho con bú.

Đọc thêm: Tắc tia sữa – “tất tần tật” những điều mẹ cần biết

Sự viêm nhiễm có thể xảy ra khi vi khuẩn từ bề mặt da, từ miệng trẻ, từ môi trường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt và tổn thương ở đầu ti hoặc thông qua một ống dẫn sữa hở. Và nếu tình trạng viêm không được điều trị triệt để thì áp xe sẽ hình thành. Phụ nữ không cho con bú nếu gặp tình trạng tổn thương ở đầu ti cũng có thể gặp tình trạng này.

Áp xe vú là tình trạng vú bị sưng đỏ và tích mủ do vi khuẩn gây ra
Áp xe vú là tình trạng vú bị sưng đỏ và tích mủ do vi khuẩn gây ra

Dấu hiệu và triệu chứng của áp xe vú

Các dấu hiệu của áp xe vú khá giống với viêm tuyến vú. Bạn sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức, đau, nóng, đỏ và xuất hiện những cục cứng. Bạn có thể sốt cao, nổi hạch thậm chí có dịch hoặc mủ chảy ra khỏi đầu ti. Hãy tìm đến bác sỹ ngay, nếu bạn có những triệu chứng này.

Thông thường, để xác định bạn có bị áp xe hay không, bác sĩ sẽ khám tổng quát hoặc lấy sinh thiết mẫu mô ngực để kiểm tra, vì có một số trường hợp ngực mẹ phát triển những nang chứa đầy chất lỏng giống như sữa, nhưng lại không phải áp xe. Với trường hợp, mẹ đã dùng kháng sinh nhiều ngày không đỡ, bác sĩ sẽ siêu âm để xác định chính xác tình trạng của bạn.

Điều trị áp xe như thế nào?

Phương pháp điều trị chủ yếu của áp xe vú là dẫn lưu mủ ra ngoài. Nếu ổ áp xe nhỏ thì, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ và lấy dịch mủ ra bằng bơm và kim tiêm. Với ổ áp xe lớn, thông thường bác sỹ sẽ phải rạch để dẫn lưu mủ ra ngoài. Kháng sinh và giảm đau NSAID cũng sẽ được kê để giải quyết tình trạng viêm nhiễm và giảm triêu chứng đau, sốt.

Cho con bú khi bị áp xe vú

Khi bị áp xe bạn vẫn có thể cho con bú bình thường nếu bạn không quá mệt mỏi hoặc bạn không phải phẫu thuật để dẫn lưu mủ ra ngoài. Trong trường hợp mẹ không cho con bú được, bác sỹ vẫn sẽ khuyên bạn rút hết sữa từ ngực ra ngoài cho đến khi khối áp xe lành hẳn.

Một số lời khuyên dành cho mẹ cho bé bú khi bị áp xe ngực như sau:

– Chườm nóng ngực bằng khăn ấm trước khi cho con bú 15 phút, cố gắng làm ít nhất 3 lần 1 ngày.

– Trong khi cho bé bú, nhẹ nhàng massage ngực từ ngoài vào trong gần đầu ti để kích thích sữa xuống và giảm vấn đề tắc ống dẫn sữa.

– Hút bằng máy hoặc vắt tay một ít sữa trước khi cho bé bú, nếu ngực bạn quá căng hoặc bạn cảm thấy đau khi bé bú. Điều này sẽ khiến mẹ thoải mái hơn và con bắt vú cũng dễ dàng hơn.

– Nếu một bên ngực của bạn bị áp xe và phải phẫu thuật, hãy duy trì cho bé bú bên lành để đảm bảo mẹ không bị mất sữa.

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để có thể hồi phục một cách nhanh nhất.

Khi bị áp xe bạn vẫn  có thể cho con bú bình thường
Khi bị áp xe bạn vẫn có thể cho con bú bình thường

Cách phòng tránh tình trạng áp xe vú khi cho con bú

Cho con bú mẹ đúng cách, tránh tình trạng nứt đầu ti và tắc tia sữa –> tham khảo link bài viết “tắc tia sữa, tất tần tật những điều mẹ cần biết.

– Khi bị tổn thương ở ngực và đầu ti cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.

– Không mặc quần áo hoặc áo ngực quá chật.

– Khi mẹ có dấu hiệu đau ngực, sốt, hoặc xuất hiện cục cứng ở ngực hãy tìm đến bác sỹ hoặc các chuyên gia về sữa mẹ để có được lời khuyên tốt nhất.

All search results