Tất tần tật những điều mẹ cần biết về khớp ngậm đúng

Khớp ngậm đúng là điều cực kì quan trọng nhưng lại rất dễ bị bỏ qua với những mẹ mong muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến cách mẹ cho con bú, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa của mẹ cũng như cách mẹ duy trì sữa lâu dài.

Để giúp các mẹ hiểu hơn cũng như cảm thấy yên tâm hơn trong việc cho con bú, Lợi sữa Mommy sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về vấn đề khớp ngậm đúng.

1. Khớp ngậm là gì?

Khớp ngậm là thuật ngữ dùng để mô tả vị trí miệng của bé trên vú mẹ. Chỉnh khớp ngậm là cách bạn làm thế nào bạn giữ bé và có thể giúp bé dễ dàng hơn khi bé bú mẹ.

2. Dấu hiệu nhận biết khớp ngậm đúng

Nhận biết khớp ngậm đúng?
Nhận biết khớp ngậm đúng?

Miệng há to, hai môi trề

Cằm chạm ngực, mũi hở

Bé ngậm hết quầng vú hoặc gần hết quầng vú chứ không ngậm mỗi đầu ti mẹ

Lưỡi bé le ra phủ lên nướu của hàm dưới

Bé ngậm chặt, lực mút mạnh

Mẹ không bị đau đầu ti khi đang cho bé bú

3. Vì sao phải có khớp ngậm đúng?

Lý do cần có khớp ngậm đúng
Lý do cần có khớp ngậm đúng

Khu vực núm ti chỉ có các đầu của ống dẫn sữa ra, vị trí chứa nhiều sữa (các xoang chứa sữa) nằm ở khu vực quầng thâm trở về sau. Vì vậy, nếu bé bú mẹ không có khớp ngậm đúng, thì bé sẽ không ép được nhiều sữa từ bầu ngực ra ngoài. Hậu quả là các bé sẽ bú lắt nhắt, hoặc bú lâu mà không no.

Nếu bé ngậm đúng, nghĩa là bé ngậm hết hoặc gần hết quầng thâm, bé có thể ép sữa từ các nang sữa.

Một vấn đề nữa là nếu bé bú đúng, bé sẽ dùng lưỡi để bú, chứ không dùng lợi để cắn hay không dùng lưỡi để đá núm ti mẹ. Vì vậy mà khi bé bú đúng mẹ sẽ không bị đau đầu ti, hay bị tổn thương đầu ti, nứt cổ gà…

4. Khớp ngậm không đúng thì sao?

Có ba vấn đề chính mà các mẹ có thể gặp phải khi khớp ngậm của bé không đúng:

Một là: Bé bú không hiệu quả: cụ thể là bé bú lắt nhắt hoặc bú lâu mà không no

Điều này là rất rõ ràng, vì khi khớp ngậm sai, bé không rút được nhiều sữa từ ngực mẹ. Một số bé ít kiên nhẫn thì sẽ bú ngắn sau đó nhả ra, những bé này thường rơi vào tình trạng bú lắt nhắt, 30 phút đến 1 tiếng sau đã lại đòi bú lại. Trong khi một số bé khác thì lại rất thích ti mẹ, bé có thể bú cả tiếng đồng hồ mà vẫn không chịu nhả vú.

Hai là: Khớp ngậm sai khiến lượng sữa ngày càng giảm

Nguyên nhân của tình trạng này cũng xuất phát từ việc bé bú không nhận được đủ sữa, mẹ sẽ phải cho bé ăn thêm sữa ngoài, hoặc một số mẹ chọn cách vắt sữa ra bình cho bé bú.

Việc ăn thêm sữa ngoài hay vắt sữa thường khiến sữa mẹ giảm dần do:

Sản xuất sữa là theo nguyên tắc “Cung – Cầu”. Việc bé không rút sữa hiệu quả từ ngực mẹ, khiến cho cơ thể hiểu sai về nhu cầu sữa của bé – Cầu giảm thì cung giảm.

Vắt hút sữa tuy có thể duy trì số lần rút sữa, nhưng hiệu quả của việc vắt sữa lại không thể so sánh với việc bé bú mẹ trực tiếp. Bởi lẽ, máy vắt sữa chỉ là mô phỏng việc bé bú mẹ và trong việc vắt hút sữa sẽ có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc vắt hút như:

Loại máy vắt, lực vắt, loại phễu vắt có phù hợp với kiểu ngực của mẹ không, tính chất bầu ngực của mẹ, thời điểm vắt, thời gian vắt, và tâm lý khi vắt sữa…

Ba là: Mẹ có thể bị tổn thương đầu ti, dẫn đến viêm, loét, nứt cổ gà… và vì đau quá mà nhiều mẹ sẽ giảm số lần cho con bú hoặc dừng việc cho bé bú mẹ.

Mẹ bị tổn thương đầu ti
Mẹ bị tổn thương đầu ti

Việc bị tổn thương đầu ti không chỉ khiến mẹ đau đớn, mà nó còn có thể gây ra tình trạng viêm tắc tia sữa hoặc khiến lượng sữa của mẹ giảm dần.

Khi bị tổn thương, một số tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra gây ra tình trạng viêm tắc tia sữa, hoặc áp xe tuyến vú. Một trong số các nguyên nhân khác dẫn đến viêm tắc hoặc áp xe vú là do việc rút sữa không đều đặn, không thường xuyên, hoặc khi bé bú không rút được hết sữa ra khỏi ngực mẹ.

Khi mẹ bị đau và giảm số lần cho bé bú, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giảm sữa mẹ. Một số khác nếu bị tắc tia sữa, do cơ chế tự bảo vệ, cơ thể sẽ giảm tiết sữa để tránh là nặng hơn tình trạng viêm tắc tuyến sữa, và đó cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ ngày càng giảm.

5. Làm gì để có khớp ngậm đúng?

Quả thực, việc cho con bú có thể rất đơn giản với người này nhưng lại vô cùng khó khăn với những mẹ khác, đặc biệt với những mẹ có đầu ti thụt, ti to, ti dài, ti đĩa… Tuy vậy, nếu bạn muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì việc có một khớp ngậm đúng là vô cùng quan trọng. Vậy làm gì để có khớp ngậm đúng?

Sau đây là các bước giúp mẹ có một khớp ngậm đúng:

Bước 1: Bế bé ở tư thế đúng, thoải mái. Đây là điều rất quan trọng để bắt đầu việc giúp bé có một khớp ngậm đúng.

Bước 2: Dùng tay cầm ti, có thể bóp bẹp một chút để hỗ trợ bé vào khớp được tốt hơn.

Các bước đơn giản để có khớp ngậm đúng
Các bước đơn giản để có khớp ngậm đúng

Bước 3: Để đầu ti chạm giữa mũi và môi trên của bé

Bước 4: Đợi bé há to miệng

Bước 5: Đưa đầu bé về phía ngực mẹ, hỗ trợ cầm ti đưa vào miệng bé

Tóm lại, sau khi kết thúc bài viết, sẽ có những mẹ thở phào vì bé đã bú đúng, và sẽ có những mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi bé đang có những dấu hiệu sai khớp ngậm hoặc bỏ bú.

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề khớp ngậm của bé, hoặc đang muốn hỏi, việc tập bé bú mẹ và tập bé bỏ bú dễ hay khó? Hãy tham khảo ngay bài viết: Chỉnh khớp ngậm đúng và tập bé bỏ bú dễ hay khó?

Khớp ngậm đúng là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng đối với những ai muốn cho con bú mẹ hoàn toàn. Để có một khớp ngậm tốt, điều quan trọng là hãy thực hành nó mọi lúc và bất cứ khi nào mẹ cho con bú.

Video hướng dẫn chỉnh khớp ngậm: https://www.youtube.com/watch?v=KCbjiq6hPdM

All search results