Lời khuyên từ chuyên gia sữa mẹ: Các bà mẹ trẻ cho con bú đúng cách là như thế nào!
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại cho bạn và con bạn nhiều lợi ích về sức khỏe . Nó cũng tốn ít chi phí, ít chịu áp lực về kinh tế hơn so với các phương pháp cho ăn khác ngoài những lợi ích sức khỏe.
Cho bé bú không chỉ là vấn đề dinh dưỡng mà còn là sự nuôi dưỡng và sự gắn kết. Sử dụng thời gian cho con bú để giao tiếp bằng mắt và những cái ôm con là những cách tuyệt vời để tăng thời gian gắn kết đó. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để nói chuyện với con bạn nhiều hơn .
Từ một đứa trẻ khỏe mạnh hơn với chỉ số IQ cao hơn đến một bà mẹ có xu hướng giảm cân sau khi mang thai nhanh hơn và có nhiều thời gian rảnh hơn, cho con bú thường là tốt nhất cho tất cả mọi người.
1. Các bà mẹ trẻ cho con bú đúng cách là như thế nào?
1. Chọn tư thế cho con bú
Bạn có thể chọn bất kì tư thế nào mà bạn muốn cho con bú, cho dù đó là tư thế ngồi hay nằm. Đó phải là vị trí cho bạn bú tốt nhất cho con bạn và nhu cầu của chúng. Điều này có thể thay đổi theo độ tuổi của em bé, mức độ thoải mái của bạn và thậm chí cả việc phù hợp với thời gian trong ngày. Nhiều người sử dụng tư thế cho con bú ôm nôi, với mẹ ngồi thẳng lưng, bế trẻ như ôm một chiếc nôi. Điều này cho phép bạn giữ em bé bằng một tay và sử dụng tay kia để đỡ hoặc di chuyển vú mẹ để hỗ trợ bé bú tốt hơn.
Có rất nhiều sự lựa chọn các tư thế cho con bú hoàn hảo, bạn có thể tìm thấy tại: Các tư thế bế và cho trẻ sơ sinh bú mẹ hiệu quả, dễ làm.
2. Tận dụng các sự hỗ trợ trong khi cho con bú
Bất kể bạn quyết định cho con bú ở vị trí hay tư thế nào đi chăng nữa, hãy nhận tất cả những sự hỗ trợ có thể! Gối cho con bú hoặc dùng ghế hoặc giường gối để giúp bạn thoải mái hơn ở các tư thế ôm/ giữ bé sẽ giảm bớt được sự căng trên cổ và lưng của bạn.
Bạn có thể mua những chiếc gối ưa thích để thực hiện công việc tương tự, nhưng hầu hết các bà mẹ đều thấy rằng bất cứ thứ gì nâng được cánh tay của họ lên đều sẽ giúp giảm căng thẳng. Nếu bạn đang cho con bú song sinh, một chiếc gối được thiết kế đặc biệt có thể là một lựa chọn tuyệt vời
3. Đặt em bé vào vú – đưa trẻ vào một khớp ngậm bú đúng
Một khớp ngậm bú đúng là một trong những phần quan trọng nhất của cả quá trình cho con bú đúng. Điều này trực tiếp liên đới với tư thế cho con bú. Em bé nên được đặt bụng áp bụng mẹ và cằm đối diện với ti mẹ. Nếu em bé bị vặn mình hoặc quay đầu, không chỉ khiến bé khó lấy sữa hơn mà còn khiến núm vú của mẹ bị tổn thương.
Trẻ lớn hơn thường di chuyển trong khi bú. Điều này dường như không làm cho hầu hết các bà mẹ bị đau đớn gì. Nhưng đừng để trẻ sơ sinh học những thói quen cẩu thả khi cho trẻ bú mẹ, chúng không chỉ là việc trẻ không thể rút sữa hiệu quả và còn gây ra những vấn đề xấu khác như ảnh hưởng đến sản xuất sữa, trẻ bị đói hoặc tạo thói quen bú xấu khi lớn hơn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ cho con bú đúng từ một chuyên gia tư vấn sữa mẹ uy tín và có chuyên môn cao: Tư vấn bú sữa mẹ từ chuyên gia sữa mẹ của BMC.
4. Những gì cần nhìn và nghe khi trẻ đang bú
Dùng một ngón tay sạch của bạn để tách vú và đưa nó ra khỏi em bé nếu bạn không đảm bảo được các kĩ thuật bú đúng sau đây: Em bé nên mở miệng đủ rộng để ngậm được toàn bộ núm ti và một phần lớn quầng vú (phần sẫm màu của vú) vào miệng. Khi trẻ làm như vậy, hãy kéo chúng lại gần vú mẹ và quan sát chúng bú.
Ngậm bú với khớp ngậm nông – không đúng cách hay chính là việc chỉ ngậm toàn bộ phần núm ti có thể là nguyên nhân gây đau đầu vú và các biến chứng khác. Có thể mất vài lần thử trước khi bạn có được chốt bú tốt. Khi trẻ sơ sinh học được cách bú sữa mẹ thành thạo, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trong khi em bé đang bú, bạn nên quan sát một số dấu hiệu cho thấy việc em bé đang bú mẹ hiệu quả. Em bé phải loe môi ra xung quanh vú. Nếu bạn kéo môi dưới xuống một chút (khi chúng đang bú) thì lưỡi phải dính quanh vú. Bạn cũng thường có thể nghe thấy tiếng trẻ nuốt và quan sát tai trẻ ngọ nguậy khi tích cực bú mẹ.
5. Kết thúc quá trình cho con bú theo cữ
Khi bé bú chậm lại, đã đến lúc đổi bên hoặc kết thúc việc cho con bú, bạn chỉ cần luồn một ngón tay vào khóe miệng để nhẹ nhàng phá vỡ lực hút ở miệng trẻ. Nếu bạn không làm điều này, bạn sẽ tự gây cho mình rất nhiều đau đớn và tổn thương với núm ti. Sau đó, bạn có thể cho con bú ở bên vú khác theo các bước tương tự.
6. Cho con bú đúng bao nhiêu là đủ?
Em bé cần tối thiểu 8 đến 12 lần bú trong 24 giờ, đặc biệt là trong những tuần đầu sau khi sinh. Mỗi cữ bú nên kéo dài tối thiểu 10-15 phút ở mỗi bên vú.
Trẻ sơ sinh bú tốt khi chúng:
- Tỉnh táo, hoạt bát và hài lòng hoặc ngủ say sau khi bú mẹ
- Có ít nhất 6 chiếc tã ướt trong 24 giờ sau khi sữa mẹ trưởng thành về
- Có ít nhất 1 lần đi phân lỏng màu vàng mỗi ngày sau khi đi ngoài phân su ban đầu
- Em bé sẽ trở lại trọng lượng sơ sinh khi được 2 tuần tuổi. Mức tăng cân bình thường là từ 20 đến 30 gam mỗi ngày, hoặc từ 150 đến 210 gam mỗi tuần.
Bạn sẽ biết con mình bú đúng cách khi:
- Sau một số lần hút ngắn ban đầu tích cực để kích thích dòng sữa, con bắt đầu nuốt. Việc bú trở nên chậm hơn, sâu hơn và nhịp nhàng hơn với thời gian nghỉ giữa mỗi lần bú. Khi sữa mẹ về nhiều, các đợt bú trở nên ngắn hơn và thời gian nghỉ dài hơn.
- Bạn có thể nghe thấy hoặc nhìn thấy bé nuốt.
Bạn có thể gặp vấn đề khi cho con bú nếu bạn:
- Hạn chế thời gian cho con bú ở vú
- Cho con uống sữa công thức kết hợp với sữa mẹ
- Sử dụng núm ti giả, trợ ti, bình sữa trong những tuần đầu sau sinh con.
- Tham khảo thêm các vấn đề khi cho con bú: Ngậm ti giả, bú bình, trợ ti và những điều mẹ chưa biết về khớp ngậm
Chúc các bà mẹ trẻ – lần đầu làm mẹ sẽ gặt hái được những thành công ngay từ khi bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ và cho con bú.
Có thể bạn quan tâm:
Cách để chỉnh/ sửa một khớp ngậm bú nông hiệu quả?
5 Bước để có một khớp ngậm bú đúng cho trẻ sơ sinh
Bú mẹ theo nhu cầu có nghĩa là gì?
Cách thông tia sữa tại nhà nhanh, không tái phát, không đau đớn
Phụ nữ sau sinh ăn rau gì cho thơm sữa, đẹp da?
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797