Trẻ bị ốm có nên bú mẹ không? – Những điều bạn cần biết!

Trẻ không được bú sữa mẹ dễ bị ốm hơn trẻ được bú mẹ. Điều này là do sữa công thức thiếu các yếu tố bảo vệ miễn dịch (ví dụ như kháng thể) có trong sữa mẹ.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là biện pháp bảo vệ quan trọng nhất cho bé khỏi bệnh tật.

Tuy nhiên, sữa mẹ không phải là “thần dược”. Nó không thể luôn luôn ngăn ngừa bệnh tật. Khi trẻ bú sữa mẹ bị ốm, trẻ cần bú nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Việc cho trẻ bú sữa mẹ không chỉ có thể cung cấp các yếu tố giúp trẻ nhanh khỏe hơn và giữ cho trẻ đủ nước, mà còn có thể cung cấp một sự trấn an thoải mái vô cùng quan trọng.

 

Dưới đây là một số thông tin dành cho trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, nôn trớ, nghẹt mũi.

 

1. Tiêu chảy và nôn trớ ở trẻ sơ sinh bú mẹ

 

Nếu con bị tiêu chảy hoặc nôn trớ, bạn có thể lo lắng về việc liệu bạn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ hay không. Bạn có thể đã được thông báo rằng không nên cho bé ăn các sản phẩm từ sữa trong trường hợp đau bụng. Bất kể có hay không sự thật về điều này, sữa mẹ không phải là thực phẩm từ sữa. Sữa mẹ không chỉ là thực phẩm, “nó là một hệ thống hỗ trợ trẻ sơ sinh chuyên biệt cao cấp”.

Nếu trẻ bú sữa mẹ bị viêm dạ dày ruột, tiếp tục cho trẻ bú mẹ là cách điều trị quan trọng nhất. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tự phục hồi khi bú mẹ và không cần thêm chất lỏng như dung dịch điện giải uống. Các giải pháp bù nước bằng đường uống thường cần thiết hơn cho trẻ bú sữa công thức bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Sữa mẹ được tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng, vì vậy ngay cả khi bé bị nôn trớ hoặc tiêu chảy ngay sau khi bú mẹ thì bé cũng đã tiêu hóa được một số chất dinh dưỡng. Các dung dịch điện giải uống cung cấp ít giá trị dinh dưỡng và không chứa các yếu tố chống nhiễm trùng có trong sữa mẹ. Khi trẻ bú sữa mẹ bị ốm, hãy cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn.

 


  • Đâu là dấu hiệu bình thường khi bé bú sữa mẹ?

 

Sẽ rất hữu ích nếu bạn biết điều gì là bình thường đối với phân của trẻ bú sữa mẹ. Nếu không, bạn có thể nghĩ rằng em bé bú sữa mẹ bị tiêu chảy trong khi thực tế những gì bạn đang thấy có thể hoàn toàn bình thường.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường xuyên đi loại phân màu vàng mù tạt (đôi khi hơi xanh) là bình thường. Nếu bé đột nhiên bắt đầu ị nhiều hơn bình thường, phân có mùi hôi và kèm sốt, bé có thể bị tiêu chảy (ví dụ như do viêm dạ dày ruột).

 


  • Tình huống đặc biệt

 

Đôi khi, tiêu chảy ở trẻ bú sữa mẹ có thể tạm thời lỏng hơn (ví dụ như do mẹ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc sau khi tiêm vắc xin rota).

Đôi khi, một em bé bú sữa mẹ nhạy cảm với một loại thức ăn nào đó có thể phản ứng lại (ví dụ như phân lỏng hơn hoặc nôn trớ) nếu mẹ của bé ăn phải thức ăn “nhạy cảm”. Trẻ sơ sinh nhạy cảm với đạm sữa bò đôi khi phản ứng khá mạnh với nôn trớ và tiêu chảy nếu chúng được cho bú bình sữa công thức.

Một căn bệnh gây tiêu chảy (ví dụ như viêm dạ dày ruột) có thể gây kích ứng ruột và dẫn đến tình trạng không dung nạp lactose thứ phát. Khi nguyên nhân được loại bỏ (tức là trẻ khỏi bệnh viêm dạ dày ruột), đường ruột của trẻ sẽ lành lại, đặc biệt nếu trẻ tiếp tục được bú sữa mẹ.

 

2. Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bú mẹ

 

Nếu bé bị cảm kèm theo nghẹt mũi, đôi khi bé khó phối hợp thở và bú khi bú. Nếu điều này xảy ra, những điểm sau có thể hữu ích:

  • Giữ cho em bé ở tư thế càng thẳng càng tốt khi cho con bú
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn để đảm bảo trẻ có nhiều sữa mẹ. Điều đó cũng có nghĩa là trẻ có thể bú mẹ trong thời gian ngắn hơn, điều này có thể hữu ích, đặc biệt nếu trẻ gặp khó khăn trong việc phối hợp thở và bú trong khi bú.
  • Nhỏ vài giọt nước muối sinh lí vào lỗ mũi bé, có bầu hút bằng cao su sẽ giúp bé thông mũi trước khi bú.
  • Máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm, được sử dụng trong phòng nơi em bé ngủ, sẽ giúp thông mũi cho bé.
  • Một số bà mẹ thấy việc cho con bú trong phòng tắm có khôgn khí ẩm ướt cũng có ích.
  • Nếu tình trạng nghẹt mũi của trẻ nặng đến mức không thể bú hiệu quả, bạn có thể cần vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa hoặc cốc nhỏ.

 

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ bị ốm không chịu bú mẹ?

 

Con có thể từ chối bú mẹ khi bị ốm, đặc biệt là khi tai hoặc cổ họng bị đau. Nếu điều này xảy ra, trẻ sẽ lại bú mẹ khi cảm thấy tốt hơn. Tiếp tục cố gắng cho trẻ bú thường xuyên (không ép buộc) và thử các tư thế cho con bú khác nhau.

Dưới đây là một số điều bổ sung cần thử nếu trẻ bị ốm không chịu bú mẹ:

  • Cho trẻ ăn sữa mẹ đã vắt (ví dụ: từ cốc hoặc thìa nhỏ)
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi sẽ ăn dặm nhưng không chịu bú mẹ, bạn có thể vắt sữa và thêm sữa mẹ vào món ăn dặm của bé.

Đó có thể là khoảng thời gian căng thẳng khi chăm sóc một em bé bị ốm. Bất kể lí do em bé không khỏe là gì, điều quan trọng là bạn phải cho trẻ đi khám và nhận sự tư ván từ bác sĩ có chuyên môn. Trong khi trẻ hồi phục, việc cho con bú vẫn tiếp tục quan trọng và có thể giúp trẻ nhanh khỏe hơn.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

All search results