Những huyền thoại về việc sữa mẹ bị nóng là có thật?

Nhiều mẹ cho rằng sữa không có sữa mẹ nào gọi là sữa nóng, nhưng cũng có mẹ cho rằng sữa mẹ bị nóng khiến bé táo bón và chậm tăng cân. Vậy huyền thoại về việc sữa mẹ bị nóng là có thật không?

Có hay không sữa mẹ bị nóng?

Không có một khái niệm cụ thể nào cho việc định nghĩa sữa mẹ bị nóng. Tuy nhiên, những người lớn thường nói về việc sữa mẹ nóng khi thấy đứa trẻ bú mẹ chậm tăng cân. Thực tế, khái niệm sữa nóng này xuất phát từ những quan điểm của Đông Y.

Theo quan điểm của Đông Y, vạn vật đều có tính chất riêng. Với thực phẩm, khi thực phẩm đi vào cơ thể, nó sẽ sản sinh ra tác dụng hàn, lương,ôn, nhiệt hoặc bình (lạnh, mát, ấm, nóng, hoặc bình thường). Còn với con người, cơ thể có thể biểu hiện ở nhiều thể, điển hình có thể chia thành 2 thể chính là thể hàn và thể nhiệt.

Sữa mẹ nóng xuất phát từ quan điểm từ Đông Y
Sữa mẹ nóng xuất phát từ quan điểm từ Đông Y

Người thể nhiệt thường có biểu hiện đi ngoài táo bón, cơ thể nổi mụn…Với trẻ sơ sinh bú mẹ, nếu trẻ có biểu hiện của thể nhiệt, điều đó có nghĩa thực phẩm trẻ ăn, hay nói cách khác là sữa mẹ có tính nóng, hay còn gọi là sữa mẹ nóng.

Sữa mẹ nóng là thủ phạm khiến bé chậm tăng cân

Quan điểm cho rằng sữa mẹ nóng khiến bé chậm tăng cân không phải là không có lý do. Thực tế, những trẻ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị táo bón sẽ hay bú vặt, hoặc bú ít, quá trình chuyển hóa và hấp thu của hệ tiêu hóa cũng không tốt, đó chính là lý do trẻ không tăng cân.

Nhưng… Điều đó không có nghĩa trẻ chậm tăng cân là do sữa mẹ nóng.

Con chậm tăng cân có thực sự do sữa mẹ nóng?
Con chậm tăng cân có thực sự do sữa mẹ nóng?

Nhiều người còn cho rằng, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống để sữa mẹ đặc mát thì bé sẽ tăng cân tốt.

Quả vậy, trong vấn đề việc chậm tăng cân của trẻ bú mẹ, thì ngoài khái niệm về sữa nóng, chúng ta không thể không nhắc đến khái niệm sữa loãng. Vậy sữa mẹ loãng có phải là thủ phạm khác gây ra tình trạng chậm tăng cân của trẻ hay không?

Chúng ta có thể hiểu sữa mẹ là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần như: chất đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, nước và nhiều hoạt chất sinh học khác. Điều đặc biệt là tỉ lệ của các thành phần này là không giống nhau ở từng bà mẹ, thậm chí là khác nhau cả ở các thời điểm trong ngày.

Theo các chuyên gia, khái niệm sữa loãng nhằm ám chỉ sự khác nhau về tỉ lệ thành phần các chất dinh dưỡng trong sữa. Và đúng là sự khác biệt này, cũng sẽ dẫn đến việc cung cấp nguồn dinh dưỡng khác nhau cho trẻ. Nó cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân.

Nhưng…

Sữa loãng và sữa nóng không phản ánh cái nhìn toàn cảnh về vấn đề tăng cân của trẻ. Việc tăng cân ở trẻ bú mẹ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính như sau:

  • Dinh dưỡng đầu vào
  • Quá trình tiêu hóa
  • Quá trình chuyển hóa và hấp thu

Nếu bạn đang có bé bị chậm tăng cân -> Xem ngay “Tủi hờn những bà mẹ bị chê sữa loãng, nóng khiến con chậm tăng cân

Quay lại vấn đề khi sữa mẹ bị nóng khiến bé bị táo bón, nổi mẩn, và kèm theo đó là việc trẻ bị chậm tăng cân… thì mẹ cần làm gì?

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?

Phải làm sao khi sữa mẹ bị nóng
Phải làm sao khi sữa mẹ bị nóng?

Người xưa có câu, mẹ ăn gì, con ăn nấy. Thực phẩm cũng có loại có tính hàn, tính nhiệt, bởi vậy việc mẹ cần làm đầu tiên đó là cải thiện chế độ ăn.

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ có sữa nóng

+ Uống nước đủ:

Mẹ nuôi con bú nói chung, và mẹ có sữa bị nóng nói riêng quan trọng nhất cần bổ sung nước đầy đủ. Mỗi mẹ sẽ có nhu cầu về nước là khác nhau. 2 lít nước mỗi ngày chỉ là con số tương đối, bạn hãy uống thường xuyên và khi cảm thấy khát.

+ Chế độ ăn cân bằng:

Vấn đề cân bằng dinh dưỡng ở đây, nghĩa là trong bữa ăn của người mẹ, cần có đủ các nhóm chất cơ bản như: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Với người mẹ bị táo bón, thì cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ.

Ngoài việc cân bằng về dinh dưỡng, mẹ sữa nóng còn cần có một chế độ ăn cân bằng nhiệt. Như các bạn đã biết, thực phẩm chia thành nhiều loại, thực phẩm có tính hàn, tính nhiệt, tính lương, tính ôn và tính bình. Mẹ sau sinh không nên ăn các thực phẩm quá hàn, nếu sữa đang bị nóng thì không nên ăn thực phẩm có tính nhiệt.

Ngoài việc ăn uống, thì sử dụng thuốc hay bổ sung các loại vitamin và khoáng chất sau sinh cũng là việc mẹ có sữa bị nóng cần lưu ý. Cụ thể như sau:

Mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết
Mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết
  • Không tùy tiện bổ sung canxi hoặc sắt

Ai cũng biết sau sinh cần bổ sung đủ chất sắt và canxi để mẹ khỏe mạnh và không bị loãng xương. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là hợp lý, đó mới là điều quan trọng.

Hầu hết các thuốc bổ sung sắt, canxi đều có tác dụng phụ là khiến mẹ bị nóng, táo bón. Bởi vậy, cách tốt nhất là mẹ nên bổ sung các thực phẩm tự nhiên giầu sắt và canxi. Vì sắt và canxi từ tự nhiên thường dễ hấp thu và không gây nóng, táo bón.

  • Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Có rất nhiều loại thuốc khác ngoài sắt và canxi có thể khiến mẹ bị nóng trong. Từ thuốc Tây đến thuốc Đông Y, đều có những loại khiến mẹ bị nóng trong. Bởi vậy, mẹ hãy trao đổi thêm với bác sĩ hoặc thầy thuốc kê đơn về tình trạng của bạn và bé để có sự điều chỉnh và kê đơn phù hợp.

Hẳn nhiều người sẽ nghĩ, việc cải thiện sữa nóng không chỉ đơn giản như vậy, vì thực tế đã có rất nhiều mẹ, đã áp dụng rất nghiêm ngặt chế độ ăn uống nhưng vẫn không cải thiện được vấn đề sữa nóng, bé bị táo và chậm tăng cân.

Như đã nói ở trên, việc ăn uống của người mẹ là rất quan trọng, nhưng ngoài các yếu tố đó ra thì còn có hai vấn đề khác mà mẹ có sữa bị nóng cần lưu ý đó là:

  • Cho trẻ bú mẹ đúng cách
  • Cải thiện hoạt động của tuyến sữa

Tại sao việc cho bé bú mẹ đúng cách lại ảnh hưởng đến tính chất sữa mẹ?

Theo các nghiên cứu khoa học, sữa mẹ được sản xuất liên tục, và thành phần của các chất trong sữa mẹ sẽ khác nhau ở phần sữa đầu, sữa giữa và sữa cuối. Sự khác nhau này ngoài phụ thuộc và chế độ ăn của người mẹ, còn phụ thuộc vào cách mà mẹ cho bé bú.

Nếu trẻ bú lắt nhắt, hoặc bú không đủ cữ, trẻ sẽ thường bị chậm tăng cân. Một số mẹ muốn bé tăng cân tốt nên vắt bỏ sữa đầu và chỉ cho bé ăn sữa sau, tuy nhiên cân nặng vẫn không được cải thiện. Bởi sữa cuối tuy giàu dinh dưỡng hơn, nhưng lại thường nóng hơn sữa đầu.

Mẹ ăn uống cân bằng, thì trẻ cũng cần bú cân bằng. Cho trẻ bú đúng cách nghĩa là cho trẻ ăn cân bằng giữa sữa đầu và sữa cuối. Khi đó trẻ sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng cân bằng và tốt nhất.

Huyền thoại về việc sữa mẹ bị nóng là có thật?

Huyền thoại về sữa mẹ nóng và bé chậm tăng cân là có thật. Việc thay đổi chế độ ăn và cách cho con bú để cải thiện tình trạng cũng là có thật. Nhưng vì sao bí mật về việc sữa mẹ nóng vẫn khiến người ta phải tranh cãi và trở thành huyền thoại?

Huyền thoại về việc sữa mẹ bị nóng được tạo ra bởi đã có rất nhiều mẹ cũng sẽ ăn uống cân bằng, nghỉ ngơi đầy đủ, vậy mà bé bú mẹ hoàn toàn vẫn táo bón, vẫn nổi mẩn và chẳng chịu tăng cân.

Vậy còn điều bí ẩn gì đằng sau câu chuyện về sữa mẹ nóng? Đây cũng chính là điều cuối cùng mẹ cần cải thiện khi sữa mẹ bị nóng. Đó chính là…

Cải thiện từ bên trong – cải thiện tuyến sữa mẹ

Tuyến sữa mẹ chính là cơ quan để chuyển hóa từ dinh dưỡng của mẹ (máu mẹ) thành dinh dưỡng của bé (sữa mẹ). Nên nếu tuyến sữa hoạt không tốt thì quá trình chuyển hóa này cũng sẽ không tạo ra được kết quả tốt, nghĩa là sữa mẹ sẽ bị loãng, nóng.

Thị trường có rất nhiều sản phẩm lợi sữa, nhưng không phải sản phẩm nào cũng có tác dụng cải thiện hoạt động của tuyến sữa.

Sản phẩm lợi sữa Mommy được nghiên cứu bởi công ty dược phẩm Hulab với sự chỉ đạo trực tiếp bởi chuyên gia – DS Vũ Thị Lan Hương là dòng sản phẩm hoàn hảo cho mẹ sữa loãng, nóng.

Sản phẩm được kết hợp từ dược liệu giúp cải thiện tuyến sữa cùng các loại hạt dinh dưỡng với tỉ lệ phù hợp để tạo ra sự cân bằng nhiệt và giúp sữa đặc mát. Với quy trình bào chế đặc biệt – hạ thổ với dược liệu gia truyền đã tạo ra một bước đột phát để cải thiện mẹ sữa loãng, nóng sau 5-7 ngày và ổn định hoàn toàn sau 20 ngày.

All search results